• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4267 Lượt xem

Cơ quan tài chính là gì?

Bộ Tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính nói riêng, trong công tác điều hành bộ máy nhà nước nói chung.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội trong những năm gần đây, kéo theo đó là sự phát triển chóng mặt của hoạt động tài chính và ngân hàng. Các dịch vụ về tài chính đang ngày càng hiện đại và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vì thế, sự tồn tại của các Cơ quan tài chính là tất yếu để có thể quản lý hiệu quả các hoạt động tài chính. Thuật ngữ cơ quan tài chính tuy không hề mới, nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về Cơ quan tài chính.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Cơ quan tài chính là gì?

Khái niệm cơ quan tài chính

Cơ quan tài chính là tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy đinh:“Cơ quan tài chính bao gồm Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Bộ Tài chính là gì?

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính – ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (Theo quy định tại điều 1 nghị định 87/2017/NĐ-CP).

Theo quy đinh này, Bộ Tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính nói riêng, trong công tác điều hành bộ máy nhà nước nói chung. Vì vậy, pháp luật đã quy định cho Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chung của một Bộ trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước đồng thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi cac lĩnh vực của mình như quản lý ngân sách nhà nước, quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia, quản lý tài sản nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra,…

Cũng theo Nghị định 87/2017/NĐ-CP Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm các cơ quan sau:

– Vụ Ngân sách nhà nước.

– Vụ Đầu tư.

-Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt

– Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp

– Vụ Chính sách thuế

-Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

– Vụ Hợp tác quốc tế.

– Vụ Pháp chế.

– Vụ Tổ chức cán bộ

– Vụ Thi đua – Khen thưởng.

– Thanh tra.

– Văn phòng.

– Cục Quản lý công sản.

– Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

– Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

– Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.

– Cục Quản lý giá.

– Cục Tin học và Thống kê tài chính.

– Cục Tài chính doanh nghiệp.

– Cục Kế hoạch – Tài chính.

– Tổng cục Thuế.

– Tổng cục Hải quan.

– Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

-. Kho bạc Nhà nước.

– Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

– Viện Chiến lược và chính sách tài chính.

– Thời báo Tài chính Việt Nam.

– Tạp chí Tài chính.

– Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.

Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Theo điều 1 Thông tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV quy định về vị trí chức năng của sở tài chính như sau:

“1. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

2.Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.”

Cơ cấu tổ chức của Sở tài chính

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV quy định cơ cấu Cơ cấu tổ chức của Sở tài chính như sau:

– Văn phòng;

– Thanh tra;

– Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Phòng Quản lý ngân sách;

+ Phòng Tài chính đầu tư;

+ Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Phòng Tin học và Thống kê;

+ Phòng Quản lý giá và công sản (đối với Sở Tài chính thành phố Hà Nội và Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thành 02 Phòng: (1) Phòng Quản lý giá; (2) Phòng Quản lý công sản);

+ Phòng Tài chính doanh nghiệp (đối với Sở Tài chính thành phố Hà Nội và Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh được thành lập Chi cục Tài chính doanh nghiệp thay cho Phòng Tài chính doanh nghiệp).

– Chi cục (nếu có);

– Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

(Đối với chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thì cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mà Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.)

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cơ quan tài chính? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Cơ quan tài chính? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thế nào là hình thức pháp luật? Đặc điểm hình thức pháp luật là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thế nào là hình thức pháp luật? Đặc điểm hình thức pháp luật là...

Quy định Khoảng cách an toàn điện cao áp 2024

Nguồn điện cao thế rất nguy hiểm, khi người (hoặc vật có nối với đất) đến gần nguồn điện cao thế hơn khoảng cách an toàn cho phép thì có thể bị phóng điện. Hồ quang điện cao thế có năng lượng và nhiệt lượng rất cao, đốt cháy tức thời các bộ phận cơ thể gây chấn thương hoặc làm chết...

Không làm chủ tốc độ gây tai nạn phạt bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định đối với hành vi không làm chủ tốc độ gây tai...

Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành...

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 2

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi