Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2877 Lượt xem

Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào?

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Liên quan đến Chính phủ nhiều người chưa nắm rõ và đặt câu hỏi Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào?

Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào?

Căn cứ điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định:

“ 1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên Cơ quan của Chính phủ nước ta là các Bộ và cơ quan ngang bộ.

Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Cơ quan ngang bộ là Cơ quan của Chính phủ, không mang tên bộ, có những vị trí, chức năng, địa vị pháp lý của nội bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Người đứng đầu cơ quan ngang bộ cũng là bộ trưởng.

Hiện nay, Chính phủ gồm có 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Trong đó, có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:

18 Bộ bao gồm:

Bộ Quốc phòng;

Bộ Công an;

Bộ Ngoại giao;

Bộ Nội vụ;

Bộ Tư pháp;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Tài chính;

Bộ Công thương;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Giao thông vận tải;

Bộ Xây dựng;

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ Thông tin và Truyền thông;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bộ Y tế.

04 cơ quan ngang bộ bao gồm:

Ủy ban Dân tộc;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thanh tra Chính phủ;

Văn phòng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

Theo điều 40 quy định về cơ cấu, tổ chức của Bộ và các cơ quan ngang bộ như sau:

“ 1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.

Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.

3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.”

Đứng đầu Bộ và cơ quan ngang bộ là Bộ trưởng. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.

Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:

Vụ: “ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ.”

Văn phòng: “ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.”

Thanh tra: “ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.”

Cục (nếu có):“ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.”

Tổng cục (nếu có): “Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.”

Đơn vị sự nghiệp công lập: “ Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật chuyên ngành. Đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.”

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cơ quan của Chính phủ gồm những cơ quan nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi