Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1524 Lượt xem

Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không?

Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống nhiễm trùng tự nhiên khi đưa vào cơ thể vắc xin sẽ nhận diện nó như là “vật lạ”, kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên.

Hiện nay dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu khi số người mắc ngày càng tăng. Vaccine Covid-19 ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế khi tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới lại có một số ca tử vong gây lo ngại trong dân chúng.  Trước tình hình đó, nhiều chủ thể thắc mắc rằng Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc trên.

Covid-19 là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không thì bài viết xin đưa ra cách hiểu về Covid-19. Năm 2019 là năm xuất hiện loại virus corona. Virus corona là virut gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona 2019 (2019-nCoV). Đây là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới.

Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài.

Theo thông tin từ hệ thống Giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam ghi nhận (tính từ 6h đến 12h ngày 14 tháng 5 năm 2021) tổng số ca mắc trên 221 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu là 161838102 ca mắc và 3358711 ca tử vong. Trong đó, tại Việt Nam ghi nhận tính từ 6h đến 12h ngày 14 tháng 5 năm 2021 có tổng số 3756 ca mắc trên 47 tỉnh/ thành phố và 35 ca tử vong. Có thể thấy đây là đại dịch lớn trên toàn cầu với số ca mắc và ca tử vong rất lớn.\

Vắc xin có an toàn không?

Vắc xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống nhiễm trùng tự nhiên khi đưa vào cơ thể vắc xin sẽ nhận diện nó như là “vật lạ”, kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên.

Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Nhưng đây là biểu hiện bình thường và được coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau khi quá trình nhiễm trùng “bắt chước” này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại các tác nhân gây bệnh trong những lần sau giúp cơ thể chủ động chống lại tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm.

Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn Vắc xin – là một nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và có cơ sở khoa học chặt chẽ cho WHO về chủ đề sử dụng vắc xin an toàn – đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế. Theo khuyến nghị của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE), WHO đã duyệt đưa hai phiên bản vắc xin AstraZeneca/Oxford COVID-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, cho phép vắc xin này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. Vắc xin này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Vắc xin AZD1222 phòng chống COVID-19 có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng. Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vắc xin cao hơn.

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine Covid-19  

Theo nghiên cứu từ Giáo sư Oster cho hay so với những loại vắc xin khác, người tiêm vắc xin Covid-19 đang gặp phải nhiều tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, đây vẫn là những tác dụng phụ điển hình khi cơ thể người chủng ngừa. Thông tin từ tập san Science Magazine cho thấy các tác dụng phụ tiêu biểu trên những người đã tiêm phòng vắc xin ở Mỹ là mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu. Trong đó, những triệu chứng này ở nhóm bệnh nhân tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech được báo cáo thấp hơn của Hãng Moderna.

Tuy nhiên thực tế khi tiêm chủng vaccine Covid-19 không tránh khỏi rủi ro. Nhiều chủ thể quan tâm Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không? chúng tôi xin đưa ra giải đáp ở phần tiếp theo của nội dung bài viết.

Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không?

Hiện nay có thể thấy việc tiêm Vắc xin Covid 19 là không bắt buộc. Tiêm hay không tùy thuộc vào ý muốn của mọi người. Do đó Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không? câu trả lời là có. Pháp luật hiện nay không có quy định về việc bắt buộc mọi người dân phải tiêm Vaccine covid 19. Trên thực tế cũng chưa ghi nhận các trường hợp bị ép buộc tiêm vaccine. Tuy nhiên trong trường hợp diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 thì cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ yêu cầu người dân tại một số khu vực nhất định phải tiêm thì cần thực hiện theo yêu cầu để đảm bảo cho chính bản thân và cộng đồng.

Trên đây là nội dung giải đáp câu hỏi Có được từ chối tiêm vaccine Covid-19 không? Việc tiêm là cần thiết, tuy nhiên nếu quá lo ngại và không muốn tiêm thì các chủ thể cần tuân thủ và duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh hô hấp và ho, tránh nơi đông người, và đảm bảo thông thoáng khí.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi