Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Chuyển sổ bảo hiểm sang nơi làm việc mới
  • Thứ sáu, 15/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 820 Lượt xem

Chuyển sổ bảo hiểm sang nơi làm việc mới

Trước đây tôi có tham gia đóng bảo hiểm ở công ty cũ và tôi đã xin nghỉ việc mà vẫn chưa lấy được sổ bảo hiểm. Hiện giờ tôi lại đang tham gia đóng bảo hiểm ở công ty mới mà công ty cũ vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi. Tôi sắp sinh con mà vẫn chưa lấy được sổ thì tôi có nhận được trợ cấp thai sản không? Nếu tôi bắt buộc phải lấy được sổ thì tôi phải làm thế nào để công ty cũ trả sổ cho tôi?

Câu hỏi:

Trước đây tôi có tham gia đóng bảo hiểm ở công ty cũ và tôi đã xin nghỉ việc mà vẫn chưa lấy được sổ bảo hiểm. Hiện giờ tôi lại đang tham gia đóng bảo hiểm ở công ty mới mà công ty cũ vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi. Tôi sắp sinh con mà vẫn chưa lấy được sổ thì tôi có nhận được trợ cấp thai sản không? Nếu tôi bắt buộc phải lấy được sổ thì tôi phải làm thế nào để công ty cũ trả sổ cho tôi?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Thứ nhất, do câu hỏi bạn nêu không cụ thể về việc bạn đang sử dụng số bảo hiểm xã hội đã có tại công ty cũ để nộp bảo hiểm xã hội tại công ty mới hay công ty mới lập một sổ bảo hiểm xã hội khác để đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.
Thứ hai, hồ sơ hưởng chế độ thau sản
Theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

và Khoản 4 Điều 12: “4. Người sử dụng lao động lập danh sách quy định tại Khoản 3 Điều 8, Khoản 6 Điều 9 và Điều 10, nộp 01 bản cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản của từng người lao động (không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội) cùng toàn bộ cơ sở dữ liệu của số đối tượng đã giải quyết trong đợt hoặc trong tháng hoặc trong quý để xét duyệt và thực hiện quyết toán theo từng quý kinh phí chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”.
Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì việc tiến hành thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho người lao động do người sử dụng lao động thực hiện.
Trách nhiệm của Người lao động được quy định tại Điều 11 Quyết định 01/QĐ-BHXH như sau:
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội:
1.1. Trường hợp thông thường: Nộp cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội hồ sơ quy định tại các Điểm 1.2, 1.3 Khoản 1 và Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 8; Điểm 1.2 Khoản 1, Điểm 2.2 Khoản 2, Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 9.
Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau mà nộp bản sao giấy ra viện của con thì xuất trình kèm theo bản chính cho người sử dụng lao động.
Trong đó, Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 9 quy định: 2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi