Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5401 Lượt xem

Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không?

Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không? Để có câu trả lời, quý khách vui lòng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không? đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc khi đi làm Căn cước công dân hiện nay. Để giúp bạn đọc có câu trả lời chính xác, nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này tới Quý bạn đọc.

Quy định chụp ảnh căn cước công dân

Quy định chụp ảnh căn cước công dân được Bộ Công an hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA. Sau đây là các nội dung cần lưu ý:Căn

Đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai

Theo quy định, ảnh chân dung của công dân khi làm thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai.

Người theo tôn giáo, dân tộc nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Căn cứ quy định trên, người dân khi đi chụp ảnh Căn cước công dân nên để kiểu tóc gọn gàng, không đội thêm mũ, cặp tóc…

Với nữ, nếu xóa tóc thì nên vén hai bên tóc mai qua vành tai hoặc cột tóc nửa đầu, cột đuôi gà, búi tóc… để cho gọn.

Không được đeo kính

Người làm thẻ Căn cước công dân không được đeo kính khi chụp ảnh. Người bị cận nên chú ý mở to mắt hoặc đeo kính áp tròng (không màu) để không bị nheo mắt.

Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự

Người làm thẻ Căn cước công dân phải mặc trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Với người theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó.

Với quy định này, công dân khi đi làm Căn cước nên mặc áo có cổ, sáng màu để trông lịch sự mà vẫn tươi tắn. Chú ý không nên chọn áo có nhiều họa tiết rối mắt. Tốt nhất là mặc áo sơ mi trắng trơn.

Về tác phong, nên ngồi hoặc đứng thẳng lưng. Đầu giữ thẳng, có thể hãy hơi cúi nhẹ. Không nên gồng cứng người, hãy để vai thả lỏng, hai tay buông lỏng tự nhiên.

 Không cấm trang điểm

Quy định chụp ảnh Căn cước công dân không cấm trang điểm, tuy nhiên chỉ được trang điểm nhẹ nhàng. Hình ảnh trên thẻ Căn cước dùng để nhận diện nhân thân nên cần thể hiện rõ các đường nét trên khuôn mặt

Được kiểm tra lại ảnh Căn cước công dân sau khi chụp

Khi làm CCCD sẽ phải tiến hành In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

Như vậy, sau khi chụp ảnh chân dung, người dân có thể xem lại ảnh vừa chụp qua phiếu thu nhận thông tin. Nếu chưa hài lòng về ảnh chụp, người dân có thế đề nghị chụp lại, tuy nhiên việc cho phép chụp lại hay không sẽ do cán bộ làm thủ tục quyết định.

Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không?

Mái tóc luôn là sự quan tâm hàng đầu đối với nhiều người kể cả lúc selfie trên điện thoại hay chụp ảnh Căn cước công dân cũng vậy. Vậy Chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không?

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 và Khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Theo đó, khi cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân sẽ :

– Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

– Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng;

– Thu nhận vân tay;

– Chụp ảnh chân dung;

– In phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Khi chụp ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Như vậy, mặc dù văn bản pháp luật không quy định cụ thể là có được để mái khi chụp ảnh Căn cước công dân hay không nhưng với yêu cầu chụp đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính thì có thể khẳng định là không được để mái che mặt.

Những điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chíp hiện nay

Ngoài việc giải đáp chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không, người viết sẽ đưa ra một số điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chíp hiện nay.

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

Căn cước công dân gắn chíp có thể được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Căn cước công dân từ ngày 01/7/2021 có nhiều điểm mới

Sau khi Bộ Công an ban hành Thông tư số 59/2021/TT-BCA và Thông tư số 60/2021/TT-BCA hướng dẫn về việc cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip từ ngày 01/7/2021, thủ tục làm thẻ này có nhiều thay đổi. Cụ thể:

– Được làm Căn cước công dân gắn chip tại nơi tạm trú;

– Làm Căn cước công dân gắn chip không phải điền Tờ khai;

– Thu hồi Căn cước công dân cũ khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip;

– Cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trong vòng 8 ngày làm việc;

– Chỉ 1 trường hợp được cấp Giấy xác nhận số CMND;

Một số câu hỏi thường gặp liên quan chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không?

Bên cạnh câu hỏi chụp ảnh Căn cước công dân có được để mái không? còn có rất nhiều câu hỏi khác được bạn đọc quan tâm.

Chụp ảnh Căn cước công dân gắn chip có được thả tóc không?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Mà nhận dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

Đồng thời theo những quy định nêu trên, có thể thấy, ảnh căn cước phải giống với ảnh ngày thường của bạn. Những trường hợp để tóc che khuất đặc điểm nhận dạng sẽ được yêu cầu vén cao để chụp ảnh.

Do đó, khi chụp ảnh Căn cước công dân gắn chip người dân nên để đầu tóc gọn gang, rõ mặt, rõ hai tai để tránh phải chụp lại nhiều lần mất thời gian.

Chụp ảnh Căn cước công dân gắn chip có được cười không?

Không ít người e ngại khi để người khác thấy chứng minh thư của mình vì bức ảnh không được đẹp. Mặc dù quy định chụp mọi loại ảnh thẻ là không được cười nhưng bạn có thể để nét mặt tươi tỉnh hoặc chỉ cần mỉm cười nhẹ.

Tóm lại bạn vẫn có thể để nét mặt tươi, không quá căng thẳng, không bị sai quy định để có được bức ảnh chân dung thẻ Căn cước công dân vừa ý mình.

Trên đây là giải đáp về trường hợp chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không? Nếu Quý bạn đọc còn băn khoăn, vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi