Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chứng chỉ pte là gì? Xin chứng chỉ pte như thế nào?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 387 Lượt xem

Chứng chỉ pte là gì? Xin chứng chỉ pte như thế nào?

PTE viết tắt của Pearson Test of English. Đây là chứng chỉ tiếng Anh có giá trị toàn cầu như IELTS, TOEFL, TOEIC và thời gian có điểm thi nhanh (sau 24h, chậm nhất là 5 ngày). Chứng chỉ này thường được sử dụng cho mục đích du học, định cư nước ngoài, đặc biệt là ở Úc và New Zealand. Chứng chỉ PTE có điểm thi nhanh sau 24h và chậm nhất là 5 ngày.

Chứng chỉ pte là gì? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết của chúng tôi để có cho mình những thông tin hữu ích.

Chứng chỉ PTE là gì?

PTE viết tắt của Pearson Test of English. Đây là chứng chỉ tiếng Anh có giá trị toàn cầu như IELTS, TOEFL, TOEIC và thời gian có điểm thi nhanh (sau 24h, chậm nhất là 5 ngày). Chứng chỉ này thường được sử dụng cho mục đích du học, định cư nước ngoài, đặc biệt là ở Úc và New Zealand. Chứng chỉ PTE có điểm thi nhanh sau 24h và chậm nhất là 5 ngày.

Hiện nay, có 3 dạng chứng chỉ PTE:

– PTE Academic (học thuật)

– PTE General (tổng hợp thường dành cho học sinh trung học)

– PTE Young Learners (dành cho trẻ em)

Trong đó, PTE Academic là kỳ thi PTE phổ biến nhất dành cho ai có mong muốn đi du học, làm việc hoặc định cư ở các nước sử dụng tiếng Anh. Đặc biệt, ở New Zealand và Úc, 100% các trường Đại học chấp nhận chứng chỉ này và bộ di trú cũng xem chứng chỉ PTE như một trong những điều kiện ràng buộc để chứng minh trình độ Anh ngữ khi nộp đơn xin định cư, có thể thay thế hoàn toàn các chứng chi như IELTS, TOEFL, Cambridge,…khi chuyển đổi sang điểm tương đương.

Giá trị của chứng chỉ PTE

Thứ nhất: Về thời hạn sử dụng

Chứng chỉ PTE thường có giá trị 2 năm, nhưng đối với những người thi PTE với mục đích nhập cư và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp tại Úc thì chứng chỉ được cấp sẽ có hạn 3 năm. Do đó, trước khi thi, thí sinh phải cân nhắc lựa chọn hình thức thi phù hợp với kế hoạch và thời gian đi du học.

Thứ hai: Về phạm vi công nhận

Tùy vào mục đích sử dụng chứng chỉ khác nhau, Quý vị cần kiểm tra phạm vi công nhận của tổ chức, quốc gia cần làm thủ tục:

– Đối với du học

+ 100% các trường đại học/ cao đẳng Úc và New Zealand công nhận.

+ 2/3 các trường đại học/ cao đẳng tại Mỹ và Canada, bao gồm cả những trường đại học hàng đầu như: Harvard, Stanford, Yale,…

+ 98% trường đại học/ cao đẳng tại Anh Quốc.

+ Hệ thống tuyển sinh của các trường Đại học và Cao đẳng Liên Hiệp Vương Quốc Anh (UCAS).

+ Hiệp hội TESOL Quốc tế.

+ Ban tuyển sinh các trường Đại học Phần Lan (UAF).

– Đối với nhập cư

+ Được công nhận bởi bộ di trú Úc (DIAC)

+ Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Úc (DIBP).

+ Dịch vụ quốc tịch và di dân của nước cộng hòa Ireland (INIS): PTE Academic được chấp nhận cho visa sinh viên xin thị thực dài hạn để học tập tại Ireland.

+ Cục Biên Giới Liên Hiệp Vương Quốc Anh: PTE Academic được công nhận hợp lệ cho visa sinh viên Thường Bậc 4 – Tier 4 General Student. PTE Academic cũng được công nhận hợp lệ cho visa dạng Tier 1 và Tier.

Để chắc chắn hơn, Quý vị có thể xem danh sách những tổ chức công nhận kỳ thi PTE Academic: https://pearsonpte.com/the-test/who-accepts-it/

Xin chứng chỉ PTE như thế nào?

Để được cấp chứng chỉ PTE, Quý vị phải trải qua kỳ thi cấp chứng chỉ này.

– Về đối tượng dự thi:

+ Người có kế hoạch định cư, làm việc hoặc du học tại các nước dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.

+ Bạn phải đủ 16 tuổi mới có thể đăng ký tham dự kỳ thi. Người từ 16 – 18 tuổi phải có văn bản đồng ý và chữ ký từ phụ huynh trước khi đăng kí thi. Người từ đủ 18 tuổi có thể tự đăng ký thi.

– Về cấu trúc bài thi:

Điểm đặc trưng của dạng đề PTE là bạn sẽ được kiểm tra kỹ năng Nói và Viết cùng nhau. Không phải tách riêng 4 kỹ năng như bài thi IELTS.

Bài thi PTE Academic sẽ bao gồm 5 phần kiểm tra về 4 kỹ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết) trên máy tính với thời gian 180 phút.

+ Phần 1: Kiểm tra kỹ năng Nói và Viết (Speaking & Writing). Thời gian từ 54 – 67 phút.

+ Phần 2: Kiểm tra kỹ năng Đọc (Reading). Thời gian từ 29 – 30 phút

+ Phần 3: Kiểm tra kỹ năng Nghe (Listening). Thời gian 30 – 43 phút.

Sau khi kết thúc thời gian làm bài, các bài thi sẽ được chấm hoàn toàn bằng máy tính nên các bạn sẽ rất nhanh chóng biết được kết quả của bài thi. Thông thường, sau khoảng 24 tiếng và chậm nhất 5 ngày sau khi thi. Bạn sẽ biết được kết quả chính xác.

– Về cách đăng ký thi:

Để đăng ký thi PTE, bạn làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào website: https://mypte.pearsonpte.com/ để đăng ký tài khoản dự thi.

Bước 2: Kiểm tra email để cập nhật thông tin đăng nhập

Bước 3: Sau khi đăng ký thành công, thí sinh có thể tiến hành đăng ký và đặt lịch thi PTE

Bước 4: Thanh toán lệ phí thi có trong tài khoản.

– Về lệ phí thi:

So với IELTS, lệ phí thi PTE có thấp hơn một chút. Lệ phí thi PTE là 180 USD tương đương 4.100.000 VNĐ.

– Về kết quả thi:

Nhanh nhất sau 24h, chậm nhất 5 ngày, bạn sẽ nhận được báo cáo điểm thi PTE kể từ ngày thi. Khi có điểm, thí sinh nhận được một email thông báo về việc đã có điểm thi. Trong email này sẽ hướng dẫn chi tiết về cách truy cập. Cũng như cách chuyển điểm thi cho (các) trường mà bạn chọn.

Để xem điểm thi Quý vị thực hiện:

+ Đăng nhập vào website https://pearsonvue.com/pte

+ Đăng nhập theo tên người dùng và mật khẩu tài khoản của bạn.

+ Click vào dòng “View Score Reports”

+ Chọn “View” để xem điểm. Báo cáo điểm thi của bạn được hiển thị theo định dạng PDF.

Để chuyển báo cáo điểm thi PTE cho một trường

+ Các trường chỉ nhận được điểm PTE của bạn khi bạn gửi cho họ thông qua website của Pearson. Trong vòng 48 giờ, các trường sẽ hoàn tất việc kiểm chứng điểm số của bạn. Thí sinh có thể gửi kết quả điểm của bạn đến nhiều trường. Pearson hỗ trợ thực hiện việc này miễn phí.

+ Nếu thí sinh dự thi kỳ thi PTE nhằm mục đích di trú, bạn có thể chọn chế độ tự động chuyển Báo cáo Điểm thi cho Cơ quan chính phủ nước bạn muốn đến. Điểm thi có hiệu lực tối đa 2 năm kể từ ngày thi. Sau khoảng thời gian này, thí sinh không thể xem điểm trên website.

So sánh PTE, IELTS và TOEFL

Để phân biệt các loại chứng chỉ này, Quý vị tham khảo bảng dưới đây:

Các yếu tốPTEIELTSTOEFL
Hệ thống thang điểm10 – 900 – 9.00 – 120
Lệ phí thi3,9 – 4,1 triệu đồng4,4 – 5,2 triệu đồng3,9 – 4,6 triệu đồng
Hình thức thiThi trên máy tính2 hình thức:+ IELTS Academic (Học thuật)

+ IELTS General Training (Tổng quát)

2 hình thức:+TOEFL iBT (Thi trên máy tính có nối mạng)

+TOEFL PBT (dành cho những khu vực không có mạng)

Format bài thiGồm 3 phần kiểm tra 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong 3hGồm 4 phần: Đọc, Nghe, Nói và Viết trong 3hGồm 4 phần: Đọc, Nghe, Nói và Viết trong 4h
Thời gian thi3 tiếng3 tiếng4 tiếng

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi liên quan đến Chứng chỉ pte là gì? Rất mong đã đem đén những thông tin hữu ích để Quý độc giả tham khảo, lựa chọn chứng chỉ tin học phù hợp với nhu cầu của mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi