Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì?
  • Thứ tư, 05/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1389 Lượt xem

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì?

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mang tồn tại lâu dài và bền vững, không thể xác định được thời hạn trước. Trong một số trường hợp, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tồn tại ngay cả khi hôn nhân hoặc gia đình không còn tồn tại.

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì?

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là Quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Đó là những quan hệ về nhân thân và về tài sản phát sinh giữa những người có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình gồm 3 yếu tố: chủ thể, quyền và nghĩa vụ hôn nhân gia đình và khách thể.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

 Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình với nhau và tồn tại trong một phạm vi hẹp là gia đình. Vì vậy, các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường là thành viên của một gia đình.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mang tồn tại lâu dài và bền vững, không thể xác định được thời hạn trước. Trong một số trường hợp, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tồn tại ngay cả khi hôn nhân hoặc gia đình không còn tồn tại.

– Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống. Trong phần lớn các trường hợp, yếu tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi hay chẩm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Nội dung chính của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các quyền và nghĩa vụ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn liền với các quyền và nghĩa vụ nhân thân của các chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác. Các quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh, tồn tại hay chấm dứt phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ nhân thân.

– Quan hệ tài sản trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù và ngang giá. Nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau không thể tính cân bằng. Khi một chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản thì không phụ thuộc vào việc trước đây họ có được hưởng quyền hay không hoặc được hưởng quyền như thế nào.

– Các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Thông thường, các quy phạm pháp luật hồn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.

Vi dụ về quan hệ pháp luật hôn nhân

Một số ví dụ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình như:

– Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

– Quan hệ pháp luật giữa con với cha, mẹ

– Quan hệ pháp luật giữa các anh, chị, em với nhau.

– Quan hệ pháp luật giữa ông, bà với các cháu,…

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì?

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

– Năng lực pháp luật hôn nhân và gia đình

Năng lực pháp luật hôn nhân và gia đình là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ đó được Nhà nước công nhận và được ghi nhận trong pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ đó là: Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; quyền được xác định cha, mẹ, con; quyền được kết hôn; quyền được nhận con nuôi hoặc quyền được làm con nuôi; quyền ly hôn…

Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của chủ thể có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào năng lực hành vi của chính chủ thể đó hoặc của chủ thể đối lập. Do đó, trong các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình, có những quyền và nghĩa vụ chỉ phát sinh khi chủ thể thực hiện bằng chính hành vi của mình.

Ví dụ: Quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi… Bên cạnh đó, một số quyền của chủ thể trở thành hiện thực do chủ thể đối lập thực hiện nghĩa vụ của họ. Ví dụ: Quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được nhận làm con nuôi…

– Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình

Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình là khả năng bằng các hành vi của mình, chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ hồn nhân và gia đình đã được pháp luật quy định. Năng lực hành vi của chủ thể phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể.

Khi chủ thệ đạt độ tuổi nhất định do pháp luật quy định và có khả năng nhận thức thì chủ thể đó có năng lực hành vi hôn nhân và gia đình, về nguyên tắc, độ tuổi có năng lực hành vi là tuổi thành niên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật quy định độ tuổi có năng lực hành vi của công dân có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Ví dụ, người từ đủ chín tuổi ứở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của người đó. Hoặc nam từ hai mươi tuổi trở lên mới được kết hôn…

Người chưa đến tuổi có năng lực hành vi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì một số quyền mà pháp luật quy định phải do chính chủ thể thực hiện sẽ không trở thành hiện thực như quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi, quyền yêu cầu ly hôn… Đồng thời những chủ thể này cũng không phải thực hiện các nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của mình. Chẳng hạn như nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, con… Một số quyền hôn nhân và gia đình họ vẫn được hưởng do các chủ thể khác thực hiện. Xem thêm: Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì ?

Nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

 Nội dung quan hệ hôn nhân gia đình là các quyền và nghĩa vụ chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Các quyền và nghĩa vụ hôn nhân gia đình là quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trong đó, quyền và nghĩa vụ về nhân thân là nội dung chính của quan hệ hôn nhân gia đình. Còn quyền và nghĩa vụ về tài sản gắn liền với quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong một số trường hợp nhất định.

Ví dụ: Bố mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, dạy dỗ con cái, khi con đủ 18 tuổi sẽ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ.

Từ đó có thể hiểu rằng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình là quyền và nghĩa vụ không thể chuyển nhượng được. Ví dụ vợ chồng ly hôn thì người vợ không thể chuyển quyền cấp dưỡng của con (chồng cũ cấp dưỡng) sang cho mình được.

Trong khi đó quyền và nghĩa vụ trong luật dân sự có thể chuyển giao cho người khác trong một số trườn hợp đặc biệt. Ví dụ: Một người sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật nhưng chưa công bố tác phẩm có thể cho phép người khác có quyền công bố.  

Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

 Nếu như khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là đối tượng của thế giới vật chất cũng như giá trị tinh thần hay khách thể của pháp luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình có thể là lợi ích nhân thân, các hành vi và vật:

– Lợi ích nhân thân: họ tên, việc làm, ngành nghề

– Các hành vi: hành vi chăm sóc đối với con cái như dạy học, cho con ăn, mua quần áo cho con; hành vi quản lý tài sản chung của vợ chồng như: đầu tư, cho thuê nhà…

– Vật: là đồ vật trong khối tài sản chung của hai vợ chồng: xe máy, điều hòa, tủ lạnh, tivi.

Một điểm cần lưu ý là con  cái không phải là khách thể của quan hệ hôn nhân gia đình. Ví dụ: tranh chấp về con cái khi ly hôn nhìn qua có thể tưởng rằng con cái là khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình nhưng thực tế, con cái chính là một trong các chủ thể của quan hệ này. 

Căn cứ phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Căn cứ phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lí. Nó có thể là sự kiện, hành vi, thời hạn… Theo biện pháp tác động đối với quan hệ xã hội, sự kiện pháp lý trong luật hôn nhân và gia đình chia thành: sự kiện làm phát sinh, làm thay đổi và sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự phân chia như trên là phù hợp với lí luận chung về pháp luật.

Đối với Luật Hôn nhân và gia đình còn một nhóm sự kiện đặc trưng, nó làm phục hồi quyền và nghĩa vụ của chủ thể Luật Hôn nhân và gia đình đã bị mất đi. Nhóm đó gọi là sự kiện pháp lí phục hồi quan hệ pháp luật. Tác động của sự kiện pháp lí này là nhằm phục hồi quyền làm cha mẹ trong trường hợp huỷ bỏ việc nhận nuôi con, phục hồi lại hôn nhân khi người vợ (chồng) bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về, và nhiều trường hợp khác mà luật quy định.

Đặc điểm của các sự kiện đó là không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới mà chỉ phục hồi lại quan hệ pháp luật đã bị chấm dứt trước đó, hoặc tạm thời đình chỉ. Là sự kiện pháp lí phục hồi, khi được áp dụng thì kết quả là các quan hệ đó sẽ được phục hồi. Thế nhưng những sự kiện đó cũng đồng thời có thể làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Quyết định của Tòa án về việc huỷ bỏ việc nhận nuôi con nuôi tiến hành không có sự đồng ý của cha mẹ khi sự đồng ý đó là cần thiết – là sự kiện pháp lí tác động đồng thời theo hai hướng: chấm dứt quan hệ pháp luật nhận con nuôi và phục hồi quan hệ pháp luật cha mẹ với các con…

Trong Luật Hôn nhân và gia đình, với tư cách là các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật, trước hết phải kể đến cấu thành sự kiện, nghĩa là tổng hợp các sự kiện pháp lí. Cấu thành sự kiện thường hỗn hợp, có thể là sự kiện hoặc có thể là hành vi. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ với các con phát sinh do kết quả của việc sinh con (một sự kiện) và đăng kí giấy khai sinh cho con tại cơ quan đăng kí hộ tịch (hành vi).

Cấu thành sự kiện phát sinh quan hệ pháp luật và gia đình thường có 2, 3 sự kiện. Nếu thiếu một trong các sự kiện đó thì cấu thành sự kiện sẽ không có hiệu lực (kết hôn không ghi vào sổ đăng kí, không cấp giấy chứng nhận kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng). Với tư cách là sự kiện pháp lí trong Luật Hôn nhân và gia đình còn có trạng thái là mối liên quan xã hội đã và đang tồn tại. Nó có thể là huyết thống, thích thuộc, hôn nhân. Đặc điểm của nó mang tính chất lâu dài. Việc thể hiện hành vi ý chí của con người như là sự kiện pháp lí trong rất nhiều trường hợp không ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật hồn nhân và gia đình.

Ví dụ: Việc cha mẹ từ chối không cấp dưỡng cho con không có giá trị pháp lí, hoặc sự đồng ý của cha mẹ cũng vậy (khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Trong một số trường hợp thì ngược lại, hành vi ý chí là điều bắt buộc phải có trong cấu thành sự kiện. Ví dụ: đối với việc kết hôn phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ, muốn li hôn cũng đòi hỏi phải theo ý chí của vợ (chồng) hoặc của cả hai vợ chồng.

Hành vi của những người tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ thường có liên quan đến quyền lợi của người khác hoặc xã hội. Chính vì thế, để phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực luật hôn nhân và gia đình cần thiết có cả quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận sự kiện hoặc hành vi theo thủ tục luật định.

Ví dụ: Để công nhận hôn nhân có giá trị pháp lí cần thiết phải có sự đồng ý của hai bên nam nữ, đồng thời phải đăng kí tại cơ quan đăng kí hộ tịch (Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Để việc nhận con nuôi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận con nuôi và người được nhận nuôi thì cần thiết phải có quyết định về việc nhận nuồi con nuôi của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nhận nuôi hoặc của đứa trẻ (Điều 22 Luật Nuôi con nuôi năm 2010)…

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì? tại chuyên mục Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình, Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: luathoangphi.vn

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi