Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 877 Lượt xem

Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?

Việc chồng vay tiền để đánh bạc không phải giao dịch do hai vợ chồng thỏa thuận thực hiện, cũng không phải là giao dịch để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hay phát triển khối tài sản chung của gia đình.

Quan hệ hôn nhân và gia đình mang nặng yếu tố tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Trong cuộc sống, khi một thành viên trong gia đình gặp khó khăn, nợ nần, các thành viên còn lại thường có sự san sẻ. Nhiều người chó rằng việc san sẻ này là nghĩa vụ, việc phải làm. Nhưng điều này liệu có đúng không? Bài viết Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Sẽ giúp Quý độc giả có thêm thông tin để nhìn nhận vấn đề trên một cách chính xác, đầy đủ hơn.

Khoản tiền vay để đánh bạc là nợ chung hay riêng?

Đây là câu hỏi cần trả lời được trước khi đi vào làm rõ chồng vay tiền cơ bạc vợ có phải trả không?

Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, theo đó, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

Thứ nhất: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Thứ hai: Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Thứ ba: Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

Thứ tư: Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

Thứ năm: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

Thứ sáu: Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, có thể thấy rằng việc chồng vay tiền để đánh bạc không phải giao dịch do hai vợ chồng thỏa thuận thực hiện, cũng không phải là giao dịch để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hay phát triển khối tài sản chung của gia đình. Do đó có thể xác định rằng khoản tiền mà chồng vay để đánh bạc là nợ riêng của chồng, không phát sinh nghĩa vụ trả nợ chung của cả hai vợ chồng.

Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?

Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”.

Theo khoản 3 Điều này, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình là nghĩa vụ riêng.

Nếu trường hợp này, có thể thấy, người chồng là người xác lập giao dịch, người vợ không hề biết gì về việc này. Hơn nữa, việc vay tiền này là nhằm phục vụ nhu cầu của cá nhân của người chồng (đánh bạc), không nhằm phục vụ cho nhu cầu, đời sống chung của vợ chồng, của gia đình. Do đó, người chồng sẽ có nghĩa vụ chi trả khoản nợ này. Bên cạnh đó, khoản 3 điều 44 Luật Hôn nhân gia đình còn có quy định:

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Như vậy, có thể khẳng định rằng trong trường hợp chồng vay tiền đánh bạc là phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân, không vì nhu cầu gia đình nên việc chi trả khoản nợ 50 triệu này sẽ là nghĩa vụ riêng của chồng, vợ không có nghĩa vụ trả nợ cho chồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, vào thời điểm vay nhiều trường hợp bên cho vay không nêu rõ, không nêu đúng mục đích sử dụng số tiền vay với bên cho vay hoặc trên giấy tờ ghi nhận số tiền vay là nhằm mục đích như đáp ứng nhu cầu của gia đình, con cái,… Đồng thời việc chứng minh đã sử dụng chính số tiền vay vào đánh bạc không dễ dàng nên việc xác định nghĩa vụ trả nợ này không thuộc nghĩa vụ chung rất khó khăn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi