• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3716 Lượt xem

Chỉ thị là loại văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản được dùng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể.

Chỉ thị là loại văn bản được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Vậy, chỉ thị là gì? Chỉ thị thường dùng để làm gì?

Để giải đáp những thắc mắc đó mời quý bạn đọc đến với bài viết Chỉ thị là loại văn bản gì? của công ty Luật Hoàng Phi.

Chỉ thị là gì?

Chỉ thị là một loại văn bản được dùng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể.

Căn cứ vào thực tiễn ban hành, chỉ thị được sử dụng để giải quyết ba loại công việc chủ yếu bao gồm:

– Chỉ thị được sử dụng để phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện văn bản của cấp trên;

– Chỉ thị được sử dụng để đề ra các biện pháp thực hiện cho tổ chức, các nhân có liên quan;

– Chỉ thị được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, giao nhiệm vụ cho cấp dưới.

Vậy chỉ thị là loại văn bản gì? hãy cùng chúng tôi theo dõi chi tiết qua nội dung ở mục tiếp theo.

Chỉ thị là loại văn bản gì?

Chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

Tuy nhiên, theo quy định tại điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống văn bản pháp luật bao gồm:

– Hiến pháp;

– Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội;

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

–  Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, theo quy định hiện hành, chỉ thị ban hành từ ngày 01/7/2016 không còn là văn bản quy phạm pháp luật. Cho đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về chỉ thị. Tuy nhiên, chỉ thị vẫn được các cơ quan có thẩm quyền ban hành với tính chất là văn bản chỉ đạo, điều hành.

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành chỉ thị

Như đã nói ở trên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể thẩm quyền ban hành chỉ thị. Trên thực tế, hiện nay, chỉ thị được ban hành bởi các chủ thể sau:

– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.

Chẳng hạn như chỉ thị 13/CT-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2020 của thủ tướng Chính phủ Về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới;

– Chỉ thị của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;

– Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp quản lý tòa án nhân dân địa phương và tòa án quân sự, các vấn đề liên quan khác;

– Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm mức đích bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân các cấp;

– Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hôi đồng nhân dân cùng cấp;

– Chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hôi đồng nhân dân cùng cấp;

– Chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân cùng cấp.

Qua những phân tích nêu trên, ta có thể thấy chỉ thị không còn là văn bản pháp luật, mà hiện nay được ban hành với tính chất chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước.

Mong rằng nội dung bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần biết về Chỉ thị là loại văn bản gì? để có thể hiểu được rõ hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Làm hộ chiếu ở hải phòng ở đâu?

Thời gian cấp hộ chiếu tại Hải Phòng có thể thay đổi tùy theo số lượng người đăng ký và công việc xử lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường thời gian làm hộ chiếu và cấp hộ chiếu tại Hải Phòng khoảng 7-10 ngày làm...

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25

Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định...

Phân biệt Công an và Cảnh sát

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm...

Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật luật sư thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật luật...

Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi