• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1724 Lượt xem

Chánh thanh tra là gì?

khái niệm “Chánh Thanh tra huyện” ( theo điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV), khái niệm “Chánh Thanh tra sở” tại Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra 2010.

Hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nhắc đến hoạt động thanh tra, chúng ta thường nghe đến “Chánh thanh tra”. Vậy Chánh thanh tra là gì?

Nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Chánh Thanh tra là gì?

Chánh thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra của Bộ, tỉnh, sở, huyện chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ, tỉnh, sở, huyện.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không có khái niệm riêng lẻ “Chánh Thanh tra” là gì mà chỉ có khái niệm “Chánh Thanh tra Bộ” (theo Điều 1 Thông tư số 08/2011/TT-TTCP ngày 12/09/2011 của Thanh tra Chính phủ quy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ), khái niệm “Chánh Thanh tra tỉnh” (theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ về  hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Huyện, Quận, thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh), khái niệm “Chánh Thanh tra huyện” ( theo điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV),  khái niệm “Chánh Thanh tra sở” tại Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra 2010.

Trên đây là giải đáp về Chánh Thanh tra là gì?. Bên cạnh thông tin trên, Luật Hoàng phi xin gửi đến quý độc giả một số thông tin liên quan sau:

Tổ chức của Thanh tra Bộ

Tổ chức của Thanh tra Bộ quy định tại 17 Luật Thanh tra 2010 như sau:

1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2.Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.

3.Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Tổ chức của Thanh tra tỉnh

Tổ chức của Thanh tra Bộ quy định tại 20 Luật Thanh tra 2010 như sau:

1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh

3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Tổ chức của Thanh tra sở

Tổ chức của Thanh tra Bộ quy định tại 23 Luật Thanh tra 2010 như sau:

1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.

2.Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở

3.Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.

Tổ chức của Thanh tra huyện

Tổ chức của Thanh tra Bộ quy định tại 26 Luật Thanh tra 2010 như sau:

1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2.Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.

Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.

3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.

Ví dụ Chánh Thanh tra

Ông Trần Đức Anh hiện đang giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ Công an. Ông là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với quân hàm thiếu tướng.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Chánh thanh tra là gì?, ví dụ Chánh Thanh tra,….

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sang tên đổi chủ xe máy, ô tô năm 2024 cần giấy tờ gì?

Để làm thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu người làm thủ thay đổi cần chuẩn bị tất cả các hồ sơ giấy tờ theo quy định tại thông tư 58/2020/TT-BCA. Thành phần hồ sơ quy định bao gồm: phiếu thay đổi sang tên xe, giấy tờ chứng minh có sự chuyển quyền, giấy tờ...

Thị thực là gì? Nộp hồ sơ xin thị thực ở đâu?

Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài khi cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo hướng dẫn để xin cấp thị...

So sánh đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã...

Giấy thông hành là gì?

Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm...

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Quyết định xử phạt hành chính là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi