Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Chấm dứt hôn nhân là gì? Các trường hợp chấm dứt hôn nhân
  • Thứ tư, 05/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 666 Lượt xem

Chấm dứt hôn nhân là gì? Các trường hợp chấm dứt hôn nhân

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.

Thời kỳ hôn nhân là gì?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.

Theo đó, ngày đăng ký kết hôn được lấy làm mốc đầu để thời kỳ hôn nhân bắt đầu, và ngày chấm dứt hôn nhân là mốc cuối. Đây là một quy định rõ ràng về TKHN và chính vì sự rõ ràng như vậy nên sẽ không gây ra sự lúng túng khi áp dụng pháp luật.

Việc xác định thời kỳ hôn nhân là quan trọng, bởi vì khi thời kỳ hôn nhân bắt đầu thì pháp luật cũng bắt đầu điều chỉnh quan hệ này giữa vợ và chồng, trong đó bao gồm tài sản chung, con cái, quan hệ cấp dưỡng, nuôi dưỡng khác đối với các thành viên trong gia đình với nhau,…

Chấm dứt hôn nhân là gì?

Chấm dứt hôn nhân là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Các trường hợp, thủ tục và yêu cầu để chấm dứt hôn nhân có thể khác nhau tùy vào quốc gia hoặc khu vực mà bạn đang sinh sống.

Trong nhiều quốc gia, việc chấm dứt hôn nhân phải thông qua tòa án và yêu cầu một trong những lý do được chấp nhận như phản bội, ngoại tình, bạo hành gia đình, sự thiếu hiểu biết hay khác biệt về tôn giáo hoặc chính trị. Một số quốc gia cho phép ly hôn thỏa thuận, trong đó hai bên có thể đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản và giữ chế độ nuôi dạy con cái một cách hòa bình và thoả đáng mà không cần thông qua tòa án.

Các trường hợp chấm dứt hôn nhân

Theo Luật Hôn nhân và gia đình chương IV, các trường hợp chấm dứt hôn nhân gồm:

Thứ nhất: Ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình.

Dựa vào chủ thể yêu cầu ly hôn, có thể chia ly hôn thành hai trường hợp, đó là:

– Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trong trường hợp ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai: Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình thì Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào?

Dựa vào nội dung về các trường hợp chấm dứt hôn nhân trên đây, có thể khẳng định, hôn nhân không chấm dứt nếu không thuộc một trong các trường hợp:

– Ly hôn

– Vợ, chồng chết;

– Vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Ly thân là một trong những trường hợp được cho rằng chấm dứt hôn nhân theo nhiều người, tuy nhiên, theo quy định pháp luật, điều này hoàn toàn sai. Ly thân không phải là thuật ngữ pháp lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, việc ly thân được hiểu là việc tạm dừng mối quan hệ hôn nhân trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ly thân, hai bên có thể không ở cạnh nhau, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, tuy nhiên, hai bên vẫn đang trong mối quan hệ hôn nhân được được nhà nước thừa nhận. Ly thân thường có nhiều lý do khác nhau, bao gồm xung đột gia đình, vấn đề tài chính, sự thiếu hiểu biết, hay cảm giác không hạnh phúc trong mối quan hệ. Các thủ tục để ly thân có thể khác nhau tùy vào quốc gia hoặc khu vực mà bạn đang sinh sống, và có thể yêu cầu sự can thiệp của tòa án hoặc các chuyên gia tư vấn hôn nhân.

Giải đáp một số câu hỏi về chấm dứt hôn nhân

Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình.

Các trường hợp ly hôn?

Dựa vào chủ thể yêu cầu ly hôn, ly hôn được chia thành 2 trường hợp theo Điều 55 và 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, đó là:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Khi hôn nhân chấm dứt mới quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ chồng cùng chấm dứt?

Khi hôn nhân chấm dứt, không phải trường hợp nào quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ chồng cũng cùng chấm dứt. Ví dụ một số quyền, nghĩa vụ sau khi ly hôn không chấm dứt như:

– Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, người vợ hoặc người chồng có khó khăn về chỗ ở được quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt tại chỗ ở là tài sản riêng của người còn lại

– Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:

Theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình:

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Như vậy, khi ly hôn, nếu bên vợ, chồng có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chấm dứt hôn nhân là gì? Các trường hợp chấm dứt hôn nhân tại chuyên mục Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình, Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: luathoangphi.vn

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi