Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn?
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1293 Lượt xem

Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn?

Khi hai bên nam nữ trải qua quá trình tìm hiểu yêu thương và muốn chung sống với nhau thì thường tiến tới hôn nhân. Về quan hệ pháp luật hai người chỉ được pháp luật công nhận là vợ chồng khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp

Kết hôn là chuyện hệ trọng đối với mỗi người, việc kết hôn phải được đăng ký theo quy định của Nhà nước tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn? là câu hỏi được rất nhiều cặp đôi đang có mong muốn kết hôn tìm hiểu. Chúng tôi hiểu được những băn khoăn thắc mắc của các cặp đôi. Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LuatHoangPhi.Vn để giải đáp Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn? và các vấn đề liên quan.

Khái niệm kết hôn

Trước khi tìm hiểu Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn? thì chúng ta cần hiểu kết hôn và đăng ký kết hôn là gì. Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Theo phong tục và truyền thống của người Việt Nam, khi tổ chức đám cưới đồng nghĩa với việc họ đã là vợ chồng của nhau. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

 “1.Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý

Như vậy về quan hệ pháp luật hai người chỉ được pháp luật công nhận là vợ chồng khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp. Kết hôn là việc hai bên có đăng kết hôn và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Kết hôn hoàn toàn dựa trên sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của cả hai bên nam nữ với nhau.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ của hôn nhân và gia đình

Khi tiến tới hôn nhân và chung sống với nhau thì cần có những nguyên tắc cơ bản để có thể duy trì bền vững mối quan hệ đó. Cụ thể một số nguyên tắc của hôn nhân là:

Thứ nhất: Hôn nhân cần sự tự nguyện bình đẳng, tiến bộ và một vợ một chồng

Thứ hai: Hôn nhân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ dù là hôn nhân giữa công dân Việt Nam mà tôn giáo, dân tộc, người theo tôn giáo – người không theo tôn giáo, công dân Việt Nam – người nước ngoài, người có tín ngưỡng – người không có tín ngưỡng

Kế thừa cùng phát huy về truyền thống đạo đức tốt đẹp, văn hóa của dân tộc Việt Nam trong hôn nhân và gia đình.

Thứ ba: Có trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi từ các cơ quan nhà nước, gia đình và xã hội để thực hiện quyền trong hôn nhân và gia đình; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; giúp đỡ bà mẹ có thể thực hiện tốt về chức năng cao quý từ người mẹ.

Điều kiện để kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình

Bên cạnh đó, nam và nữ cần phải đáp ứng đủ điều kiện sau đây để có thể kết hôn với nhau:

– Đối với nữ đủ 18 tuổi trở lên, còn nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn sẽ do sự tự nguyện của hai bên là nam và nữ quyết định;

– Không thuộc trường hợp là người bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không thuộc một số trường hợp bị cấm kết hôn (Kết hôn, ly hôn giả tạo; Cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn;

– Thực hiện việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa cha, mẹ nuôi cùng con nuôi; giữa người có họ tính trong phạm vi ba đời; giữa những người trước đó đã từng là cha chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha dượng – con riêng với vợ, cha mẹ nuôi – con nuôi, mẹ kế – con riêng chồng;

– Người mà hiện đang có chồng, vợ mà lại kết hôn/chung sống như vợ chồng với người nào khác hoặc người mà chưa có chồng, vợ nhưng lại kết hôn hay chung sống với chồng vợ người khác đang có vợ, có chồng). Hôn nhân của những người cùng giới tính không được sự thừa nhận từ Nhà nước.

Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn?

Như vậy khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn thì hai bên Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn? là câu hỏi rất nhiều cặp đôi thắc mắc. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn như sau:

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

1.Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2.Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp”.

Căn cứ theo quy định trên và trên thực tế thì người có yêu cầu đăng ký kết hôn cần nộp và xuất trình những giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp.

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

+ Giấy tờ tùy thân: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

+ Trường hợp đã từng kết hôn thì cần nộp thêm Quyết định ly hôn của Tòa án.

+ Nếu vợ/chồng trước đã chết thì cần nộp thêm Giấy Chứng tử.

(Theo quy định trên thì trong những giấy tờ cần nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn không có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế khi công dân nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp thì cán bộ tư pháp – hộ tịch sẽ yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu để xác nhận).

Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn ở đâu?

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn của công dân hiện nay được thực hiện theo Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015 NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã xã nơi cư trú của một trong hai bên nam/nữ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn cho công dân trong nước.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi