Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức 2024
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Đã bao giờ bạn thắc mắc lương của các cán bộ công chức viên chức được tính như thế nào chưa? Liệu có giống với cách tính lương của những người lao động khác?…. Hãy cùng luathoangphi.vn giải đáp các thắc mắc trên qua tìm hiểu bài viết về Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Chắc hẳn không còn ai xa lạ với cụm từ cán bộ, công chức, viên chức nhưng để hiểu đúng bản chất của nó thì không phải ai cũng nắm rõ.
Căn cứ quy định tại khoản Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 (gọi tắt là Luật Cán bộ, công chức) như sau:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Còn Viên chức được giải thích tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 như sau:“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đối tượng khác nhau. Lấy ví dụ: cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; còn viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức mới nhất
Nhà nước đã ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV để hướng dẫn Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức tại Điều 3.
“Điều 3. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1 Thông tư này:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2019/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
a) Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | = | Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng | x | Hệ số lương hiện hưởng |
b) Công thức tính mức phụ cấp:
– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | = | Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng | x | Hệ số phụ cấp hiện hưởng |
– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | = | Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | + | Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (nếu có) | + | Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (nếu có) | x | Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định |
– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
c) Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | = | Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng | x | Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) |
2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này:
Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 | = | Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng | x | Hệ số hoạt động phí theo quy định |
3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP.
4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này:
a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.”
Như vậy, mức lương, mức phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được xác định dựa trên mức lương cơ sở và hệ số đối với từng loại cụ thể.
Một vấn đề cần lưu ý là mức lương cơ sở áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, công chức là: 1.600.000 triệu VNĐ/tháng áp dụng từ ngày 1/7/2020 theo Nghị quyết 86/2019/QH14. Theo đó Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức cũng có sự điều chỉnh (thay đổi mức lương cơ sở).
Ngoài ra, cán bộ, công chức được hưởng các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung….
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là phụ cấp mà đối tương cán bộ, công chức viên chức đang đảm nhiệm các chức vụ hoặc chức danh lãnh đạo tại cơ quan hoặc đang kiêm nhiệm nhiều chức danh trở lên( từ 2 ).
Còn phụ cấp thâm niên vượt khung là chế độ khi cán bộ, công chức đã đạt bậc lương cao nhất mà vẫn công tác tại cơ quan thì được tính vượt khung.
Mức phụ cấp được tính bằng tỷ lệ phần trăm cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp theo quy định nhân với mức lương.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải bạn đọc hiểu rõ Cách tính lương, phụ cấp lương cán bộ công chức viên chức để tự biết bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quy định luân chuyển cán bộ công chức
Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và có ý nghĩa....
7 chức danh công chức cấp xã hiện nay
Công chức cấp xã là những người công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn, đây là những người giải quyết các vấn đề, tiếp nhận các ý kiến, yêu cầu và phản hồi của nhân...
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần đáp ứng những tiêu chí như tại điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 trong thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào...
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?
Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề...
Giảng viên là công chức hay viên chức?
Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao...
Xem thêm