Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Công chức là gì? Phân loại công chức?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 6156 Lượt xem

Công chức là gì? Phân loại công chức?

Cơ quan quản lý công chức là các cơ quan, tổ chức, các đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện việc giải quyết các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.

Cụm từ công chức được sử dụng tương đối phổ biến trên thực tế nhất là trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy công chức là gì?

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cơ quan sử dụng công chức là các cơ quan, tổ chức, các đơn vị được giao thẩm quyền để quản lý, phân công, bố trí và kiểm tra việc và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của công chức.

Cơ quan quản lý công chức là các cơ quan, tổ chức, các đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện việc giải quyết các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.

Các quyền của công chức

– Quyền của công chức trong việc được bảo đảm các điều kiện thu hành công vụ như được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Quyền của công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ được được giao. Công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm, tiền công tác phí và các chế độ khác theo quy định.

– Quyền của công chức về chế độ nghỉ ngơi: công chức được nghỉ hàng năm, được nghỉ lễ, được nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của luật lao động.

– Ngoài ra công chức còn có các quyền khác như được bảo đảm quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, về phương tiện đi lại,…theo quy định.

Ở nội dung trên đã giải đáp được thắc mắc công chức là gì, các quyền lợi mà công chức được hưởng theo quy định.

Điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức

Để đăng ký dự tuyển công chức thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của luật cán bộ, công chức như sau:

– Là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn đăng ký dự tuyển theo quy định, có lý lịch rõ ràng;

– Có các văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định;

– Có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt;

– Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy không biệt nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì có thể đăng ký dự tuyển công chức.

Phân loại công chức

Căn cứ vào từng lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng như sau:

– Công chức Loại A:

Công chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc là tương đương;

– Công chức Loại B:

Công chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

– Công chức Loại C:

Công chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

– Công chức Loại D:

Công chức loại D là những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

Công chức được phân loại căn cứ vào vị trí công tác như sau: Công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo và công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về công chức là gì, các điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức. Nếu có những vấn đề còn vướng mắc quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 19006557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Ngạch công chức là gì? Có mấy ngạch công chức?

Ngạch công chức là một trong những quy định dành riêng cho công chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp...

Quyết định có phải là văn bản pháp luật không?

Tùy theo thẩm quyền của mỗi chủ thể mà nội dung của quyết định quy phạm pháp luật cũng được ban hành để giải quyết những công việc khác...

Công chức loại a1 là gì?

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thì công chức sẽ được phân bổ vào các vị trí phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, đó được gọi là phân ngạch công...

Công chức sinh con thứ ba có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?

Tôi là công chức hành chính thuộc một cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2015 vợ chồng tôi sinh cháu thứ ba và bị bí thư chi bộ đảng ra quyết định khiển trách. Tôi có bị kéo dài thời hạn nâng lương thêm 06 tháng...

Kiểm lâm là công chức hay viên chức?

Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi