Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Biển báo cấm xe khách 16 chỗ như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3712 Lượt xem

Biển báo cấm xe khách 16 chỗ như thế nào?

Biển báo cấm là một trong số các loại biển báo thông dụng ở các tuyến đường của Việt Nam. Biển báo cấm là các biển báo biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ là điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Vì vậy, người tham gia giao thông buộc phải hiểu và nắm vững ý nghĩa biểu thị của các biển báo giao thông. Vậy, biển báo cấm xe khách 16 chỗ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Biển báo cấm là gì?

Biển báo cấm là một trong số các loại biển báo thông dụng ở các tuyến đường của Việt Nam. Biển báo cấm là các biển báo biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm có các điểm đặc trưng để phân biệt với các loại biển khác như biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. Biển cáo cấm thường có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm

Theo quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT, biển báo cấm có hai loại chủ yếu có mã P và DP. Trong đó:

Mã P, có ý nghĩa biểu thị điều cấm, bao gồm:

– Biển số P.101: Đường cấm;

– Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;

– Biển số P.103a: Cấm xe ôtô;

– Biển số P.103(b,c): Cấm xe ôtô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;

– Biển số P.104: Cấm xe máy;

– Biển số P.105: Cấm xe ôtô và xe máy;

– Biển số P.106(a,b): Cấm xe ôtô tải;

– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;

– Biển số P.107: Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải;

– Biển số P.107a: Cấm xe ôtô khách;

– Biển số P.107b: Cấm xe ôtô taxi;

– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;

– Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;

– Biển số P.109: Cấm máy kéo;

– Biển số P.110a: Cấm  xe đạp;

– Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;

– Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;

– Biển số P.111(b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);

– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);

– Biển số P.112: Cấm người đi bộ;

– Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;

– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;

– Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe;

– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trên trục xe;

– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;

– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;

– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;

– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;

– Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;

– Biển số P.123(a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;

– Biển số P.124(a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;

– Biển số P.124(c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;

– Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;

– Biển số P.125: Cấm vượt;

– Biển số P.126: Cấm xe ôtô tải vượt;

– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;

– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;

– Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;

– Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;

– Biển số P.136: Cấm đi thẳng;

– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;

– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;

– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;

– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.

Mã DP biểu thị hết cấm, bao gồm các loại biển:

– Biển số DP.133: Hết cấm vượt;

– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;

– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;

Có thể thấy rằng, biển báo cấm mã P có số lượng lớn và được sử dụng chủ yếu. Trong đó, có hai biển báo hiển thị cấm xe ô tô khách. Vậy biển báo cấm xe khách 16 chỗ như thế nào, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo.

Biển báo cấm xe khách 16 chỗ

Như đã nêu ở trên, để báo hiệu tuyến đường cấm xe khách, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng hai loại biển báo, cụ thể:

– Biển báo P.107: “Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải”

Hình B.7 – Biển số P.107

Biển báo này được dùng để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Mặc dù cùng là vận tải hành khách nhưng biển báo này không cấm xe buýt.

– Biển báo P.10a: “Cấm xe ô tô khách”

Hình B.7a – Biển số P.107a

Bên cạnh biển P.107, biển báo này được sử dụng khá phổ biến, có ý nghĩa biểu thị cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định. Tương tự, biển này không áp dụng đối với xe buýt.

Để biểu thị xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi và biểu tượng xe bằng chữ trắng. Chẳng hạn như biển báo dưới đây:

Biển báo trên biểu thị cấm xe tải từ 4 tấn và xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên, trừ xe công vụ; xe buýt; xe hợp đồng đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên, lực lượng vũ trang, phục vụ tang lễ, đám cưới; xe khách đăng ký tuyến tại bến xe Vinh, bến xe chợ Vinh được phép vào trong khoảng thời gian từ 6h00 đến 22h00 hằng ngày.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được đặc điểm cơ bản của biển báo cấm, các loại biển báo cấm theo quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT. Từ đó, hiểu được biển báo cấm xe khách 16 chỗ như thế nào tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt quy định, đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi