Trang chủ Biểu Mẫu Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Biểu Mẫu |
  • 6474 Lượt xem

Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là mẫu biên bản dùng để thực hiện đóng góp ý kiến của công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định.

Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở có những quyền gì? Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở được thực hiện ra sao? Khách hàng quan tâm những nội dung vướng mắc dưới đây vui lòng tham khảo nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi.

Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là gì?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký, tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

Lưu ý: Tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có những quyền gì?

Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể về tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở có vai trò lớn đối với người lao động, doanh nghiệp khi hoạt động cũng phải phụ thuộc rất nhiều về tổ chức này. Cụ thể:

– Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành song để ban hành quy chế bắt buộc phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Việc cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên.

– Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

– Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Về quyền của Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được ghi nhận như sau:

– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Và khi có yêu cầu thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.

– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.

– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

Để hiểu rõ hơn về Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở gồm những nội dung gì thì chúng tôi sẽ soạn thảo một mẫu biên bản  mẫu về việc tổ chức thương lượng tập thể giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và doanh nghiệp để Khách hàng tham khảo:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ cùng ngày tháng năm thực hiện biên bản

– Tên biên bản  về tổ chức thương lượng tập thể giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở và công ty…

– Ngày giờ tháng năm, địa chỉ về việc tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019.

– Thành phần tham gia cuộc họp cần ghi rõ về về phía doanh nghiệp, Về phía BCH CĐCS công ty, Về phía Công đoàn cấp trên,Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thư ký là những ai…

 – Nội dung cuộc họp gồm những gì:

 +  Các nội dung thương lượng

 + Những nội dung 2 bên thống nhất (cần phải ghi tỷ lệ thống nhất…..%)

 + Những nội dung 2 bên chưa thống nhất, cần tiếp tục thương lượng

 + Những nội dung 2 bên còn có nhiều ý kiến khác nhau

 – Nội dung trên, được 2 bên thống nhất thông qua và cuộc họp kết thúc vào lúc…h.. cùng ngày.

– Ký và ghi rõ họ tên của Thư ký, Ban chấp hành công đoàn và Doanh nghiệp.

Tải (Download) mẫu Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi