Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin covid-19 được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1436 Lượt xem

Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin covid-19 được không?

Bệnh lý dị ứng cơ địa được hiểu là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số tác nhân bên ngoài môi trường. Theo đó, khi kháng thể immunoglobulin E (lgE) trong cơ thể gặp tác nhân gây hại, cụ thể là các tác nhân bên ngoài môi trường sẽ tăng cường sản xuất histamine, từ đó xuất hiện các phản ứng viêm, sưng, mẩn đỏ và ngứa,…

Ngày 18 tháng 6 năm 2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2995/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid -19. Quyết định này của Bộ Y tế cũng có quy định về các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng và các đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng. Vậy bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Tìm hiểu về bệnh lý dị ứng cơ địa

Trước khi đi vào nội dung giải đáp Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin covid-19 được không? chúng tôi chia sẻ tới Quý vị một số thông tin về bệnh lý dị ứng cơ địa.

Bệnh lý dị ứng cơ địa được hiểu là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số tác nhân bên ngoài môi trường. Theo đó, khi kháng thể immunoglobulin E (lgE) trong cơ thể gặp tác nhân gây hại, cụ thể là các tác nhân bên ngoài môi trường sẽ tăng cường sản xuất histamine, từ đó xuất hiện các phản ứng viêm, sưng, mẩn đỏ và ngứa,…

Về tiến triển bệnh sẽ chia thành 03 dạng cấp tính, bán cấp và mãn tính. Mỗi dạng sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các biểu hiện này có thể không xuất hiện ngay khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại mà có thể xuất hiện trong thời gian ngắn sau đó, tùy thuộc vào độ mẫn cảm của cơ thể. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bệnh lý dị ứng cơ địa:

– Nổi mẩn đỏ: Trên vùng da bị dị ứng nổi nhiều nốt mẩn đỏ, có hình dạng khác nhau, khi sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp, sần sùi.

– Cảm giác ngứa ngáy: Những nốt mẩn trên da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, bứt rứt, rất khó chịu.

– Da phù nề: Các nốt mẩn tụ thành từng đám do ba bị dày cộm, phù nề.

– Triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên, nhiều người bệnh bị dị ứng nặng còn có thêm hiện tượng chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút.

Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin Covid-19 được không?

Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid -19 có quy định về các đối tượng đủ điều kiện tiêm vắc xin Covid-19, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng và các đối tượng trì hoãn tiêm chủng.

Theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong thành phần của vắc xin.

Bên cạnh đó, người đủ điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 phải không thuộc các đối tượng sau đây: (i) Đối tượng cần thận trọng tiêm chủng; (ii) Đối tượng trì hoãn tiêm chủng; và (iii) Đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19:

Thứ nhất: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Đối với các đối tượng thuộc trường hợp cần thận trọng tiêm chủng thì vẫn có thể tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, các đối tượng này phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Theo đó, các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng bao gồm:

– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

– Người trên 65 tuổi.

– Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

– Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Thứ hai: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

Các đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm:

– Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù,…

– Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

– Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

– Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Thứ ba: Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19

Trước khi đi vào phân tích các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19, hãy cùng tìm hiểu về nghĩa của từ “chống chỉ định”. Theo Wikipedia Tiếng Việt, chống chỉ định được định nghĩa là trường hợp cụ thể trong đó người bệnh không nên sử dụng thuốc, thủ thuật hoặc phẫu thuật vì các biện pháp điều trị này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Như vậy, có thể hiểu, các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19 là những người không nên tiêm loại vắc xin này bởi vì khi tiêm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. 

Theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT, các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19, bao gồm: (i) Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào, nghĩa là những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được tiêm vắc xin Covid-19;  và (ii) đối tượng mà theo công bố của nhà sản xuất là không được tiêm vắc xin Covid-19.

Như vậy, từ những nội dung đã phân tích ở trên, người bị dị ứng cơ địa không thuộc đối tượng không được tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của việc dùng bất lỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc trước khi tiêm vắc xin, người có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi sau khi tiêm.

Vaccine Covid-19 cũng là một loại thuốc. Cũng như bất kỳ thuốc hoặc vaccine nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng cơ địa thì cần đặc biệt lưu ý khi tiêm.

Những điều cần làm trước khi tiêm vắc xin Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc tiêm vắc xin Covid-19 đang được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để tất cả mọi người dân đều có cơ hội tiêm vắc xin Covid-19, Chính phủ Việt Nam thành lập Qũy vắc xin phòng chống Covid-19. Tính đến 17 giờ ngày 09 tháng 7 năm 2021, tổng số tiền đã chuyển vào Qũy vắc xin là 8.078.000.000.000đ. Với tinh thần đoàn kết và sẻ chia như hiện nay, cơ hội để nhiều người dân được tiêm vắc xin ngày càng tăng. Cũng chính vì vậy, việc có những hiểu biết và kiến thức cơ bản trước khi tiêm vắc xin là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, trước khi tiêm vắc xin Covid-19 người dân cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

– Chuẩn bị các giấy tờ chứng minh độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh mình đến lượt và có quyền ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

– Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc, etc thì người đi tiêm cần xuất trình bằng chứng để chứng minh mình có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

 Các chuyên gia y tế khuyến cáo người đi tiêm không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin  Covid-19. Do đó, khi đi tiêm người đi tiêm cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

 Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng.

 Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

 Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin Covid-19 gây ra.

Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.

Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).

 Nên tiêm vào cánh tay không thuận, thường sẽ tiêm vào tay trái.

Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng Covid-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Trên đây là nội dung bài viết Bị dị ứng cơ địa có tiêm vắc xin covid-19 được không? Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi