Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?
Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư 14/2013-BYT.
Giới thiệu về Bệnh viện Trưng Vương
Năm 1963, bệnh viện Trưng Vương được khởi công xây dựng với chuyên môn chính là Sản – Nhi (nhằm chăm sóc sức khỏe cho vợ con của gia đình binh sĩ thuộc chế độ cũ). Đến năm 1975, các khu chức năng như: Dược, Xét nghiệm, Điện tuyến, Nội – Nhi, Nha khoa, Ngoại khoa, Sản khoa và khoa Săn sóc đặc biệt lần lượt được hình thành.
Trải qua 4 giai đoạn phát triển (1975 – 1985, 1986 – 1996, 1997 – 2013, 2014 – nay), bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cùng lúc đảm đương tốt 2 nhiệm vụ chính: Trung tâm cấp cứu 115 của thành phố và bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện có sự duy trì và phát triển nguồn nhân lực từ tổng số nhân viên là 526 người lên thành 1099 cán bộ. Trong đó, các cán bộ có chuyên môn giỏi và có học hàm – học vị Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa, Thạc sĩ là 276 người.
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương có đầy đủ các chuyên khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng, cụ thể như sau:
– Khoa Lâm sàng: Cấp cứu, Hồi sức tích cực – Chống độc, Điều trị theo yêu cầu, Tim mạch, Thận – Thận nhân tạo, Nội tiết – Tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức…
– Khoa Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Đơn vị DSA, Giải phẫu bệnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược, Dinh dưỡng
Địa chỉ của Bệnh viện Trưng Vương
Bệnh viện hiện tọa lạc tại 266 đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (028) 54484949 – (028) 38656744
Fax: (028) 38650687; (028) 38656744
Email: bv.cctv@tphcm.gov.vn
Website: http://www.bvtrungvuong.vn
Bạn có thể tham khảo thông tin hoạt động của bệnh viện Trưng Vương tại website chính thức của bệnh viện: https://bvtrungvuong.vn/
Giờ làm việc của Bệnh viện Trưng Vương
Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu khám chữa cho người dân trên địa bàn thành phố bệnh viện Trưng Vương thực hiện lịch làm việc từ thứ Hai cho đến sáng thứ bảy. Thời gian cụ thể như sau:
– Thứ Hai đến thứ Sáu: Buổi sáng: 6h30-11h00; buổi chiều: 13h00-16h30.
– Thứ Bảy: 7h00-12h00.
– Cấp cứu 24/24
Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?
Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư 14/2013-BYT.
Theo đó, Bệnh viện đa khoa hạng 1 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương
1/ Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế
Bước 1: Lấy số thứ tự (2 cách)
Đến bệnh viện để lấy số thứ tự trực tiếp tại quầy lấy số trong khoảng thời gian từ 7h – 11h sáng và 13h – 16h chiều.
Gọi đến tổng đài 1080 (trong 48h) để được cấp số thứ tự, hẹn giờ đến khám. Cách này có ưu điểm là rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Bước 2: Đến quầy tiếp nhận bệnh nhân
Nộp thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân của người bệnh theo quy định tại các quầy số 16,17,18,19.
Riêng quầy số 16 dành riêng cho các đối tượng được ưu tiên theo quy định, bao gồm người già trên 80 tuổi, phụ nữ có thai trên 6 tháng, người tàn tật…
Sau khi được cấp số tiếp nhận, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến phòng khám.
Bước 3: Gặp bác sĩ
Phòng khám sẽ được đánh dấu từ số 8 – 27 theo chuyên khoa.
Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh tại ô nộp sổ tại mỗi phòng khám và chờ đến khi số thứ tự của mình được gọi lên.
Sau khi gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc, hoặc thực hiện các xét nghiệm. Trường hợp cần theo dõi, bác sĩ sẽ cấp giấy nhập viện.
Bước 4: Các trường hợp sau khi khám bệnh
Bác sĩ chỉ định dùng thuốc: Người bệnh mang sổ khám bệnh và đơn thuốc đến quầy số 13, 14, 15 để thanh toán viện phí. Sau đó nhận lại thẻ BHYT, sổ khám bệnh tại quầy số 16. Thuốc sẽ được nhận ở quầy số 12.
Bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm lâm sàng: Các phòng này được đánh dấu khá rõ ràng, bao gồm phòng Đo điện tim số 15, phòng Chụp X-Quang số 29, phòng Siêu âm tim mạch số 36, phòng Siêu âm tổng quát số 35, phòng Nội soi số 32 và 33, phòng Xét nghiệm số 38. Ngay sau khi có kết quả, bệnh nhân trở lại phòng khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán.
Bác sĩ chỉ định nhập viện: Trong thời gian chờ đợi hồ sơ nhập viện được hoàn tất, bạn đóng tiền tạm ứng (khoảng 2 triệu đến 3 triệu).
2/ Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân không có Bảo hiểm y tế
Bước 1: Bệnh nhân đến khu khám bệnh, mua sổ khám bệnh (nếu có sổ rồi thì không cần mua) và đăng ký khám bệnh ngay tại quầy số 1.
Bước 2: Đến quầy thu ngân đóng tiền khám, nhận lại biên lai đóng tiền.
Bước 3: Đến phòng khám, nộp sổ và chờ để được gọi tên.
Bước 4: Đóng tiền thuốc và làm theo các xét nghiệm khác của bác sĩ nếu cần thiết.
Bước 5: Đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ.
Bước 6: Đến quầy thuốc để lấy thuốc hoặc nhập viện (nếu bác sĩ yêu cầu).
Ngoài ra, người bệnh có thể đăng kí khám bệnh qua tổng đài của bệnh viện để có thể chủ động trong việc khám bệnh theo nhu cầu và tiết kiệm được thời gian. Bệnh viện Trưng Vương đã cho triển khai dịch vụ đăng ký khám bệnh qua tổng đài số 1900 75 75 55, giá cước là 3000 vnđ/phút.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khu kinh tế là gì? Điều kiện thành lập khu kinh tế?
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an...

Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc?
Theo quy định tại Chương V Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì theo đó, bằng lái xe hạng A1 sẽ cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 từ đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái...

Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...

Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Văn phòng công chứng hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7...

113 là số điện thoại gì? Gọi số 113 có mất tiền không?
Tổng đài 113 hoạt động tiếp nhận tin báo 24/24 giờ các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, tết). Mọi tin báo liên quan đến an ninh, trật tự đến 113 đều được tiếp nhận và xử lý kịp...
Xem thêm