Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 957 Lượt xem

Bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào?

Đối với cả ô tô và xe máy, hệ thống đèn chiếu phía trước đều được cấu tạo với hai chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cos (chiếu sáng gần).

Đèn chiếu xa (hay còn gọi là đèn pha) là phương tiện quan trọng để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có thể quan sát tốt hơn khi di chuyển vào buổi tối. Tuy nhiên việc sử dụng đèn chiếu sáng cần được sử dụng hợp lý. Trên thực tế khi tham gia giao thông nhiều chủ thể điều khiển phương tiện lại sử dụng một cách khá tùy tiện mà không tuân thủ theo quy định. Hành vi bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Đèn pha là gì?

Đối với cả ô tô và xe máy, hệ thống đèn chiếu phía trước đều được cấu tạo với hai chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cos (chiếu sáng gần).

Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần để có thể tránh vật cản trước mắt như ổ gà, gạch đá…. Đèn cốt là đèn được sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư. Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện.

Khác với đèn cos thì đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Thông thường chế độ đèn pha được sử dụng nhiều khi đi đường trường, cao tốc để có thể quan sát tầm nhìn xa hơn. Nếu sử dụng trong khu đô thị, nơi đông dân cư sẽ gây gây lóa mắt; thậm chí mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.

Quy định của pháp luật về sử dụng đèn pha

Đèn pha là đèn quan trọng và bắt buộc cần có của các phương tiện giao thông. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi tham gia giao thông của xe máy, xe ô tô phải có đèn pha:

“ Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng; an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này”.

Như vậy, khi tham gia giao thông đối với các phương tiện  xe máy, xe ô tô bắt buộc phải có đèn pha.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Có thể thấy việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ nhằm bảo đảm an toàn chung của với các chủ thể tham gia giao thông , tránh việc sử dụng đèn pha không đúng cách có thể gây tai nạn giao thông. Do đó việc sử dụng đèn pha cần tuân theo quy định và không được bật đèn pha tùy tiện. Đối với các trường hợp sử dụng đèn pha không đúng quy định sẽ bị xử phạt. Vậy bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào?

Bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào?

Hiện nay đối với hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và đường bộ và đường sắt. Cụ thể mức xử phạt được quy định có sự khác biệt giữa các phương tiện giao thông, cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô: Căn cứ theo quy định tại đểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CPđối với hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định thì người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khô đông dân cư.

 Đối với người điều khiển xe máy căn cứ theo quy định tại điểm d, e khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư và sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, nếu thực hiện hành vi sử dụng đèn pha không đúng quy định mà gây tai nạn giao thông thì  ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung. Cụ thể sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng tùy mức độ vi phạm.

Trên đây là tư vấn của Luật Hoàng Phi về vấn đề Bật đèn pha không đúng quy định bị phạt như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Hoàng Phi. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 1900 6557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi