Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép?
  • Chủ nhật, 08/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 364 Lượt xem

Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép?

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm chức năng online cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng đối với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp chi tiết hơn.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất chức năng.

Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. 

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Trước khi trả lời câu hỏi Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép? thì cần nắm được điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 9 Nghị định 67/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng được quy định như sau:

– Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.

– Đối với cơ sở nhập khẩu phải có kho hoặc khu vực bảo quản riêng phù hợp yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất.

– Việc kinh doanh thực phẩm chức năng trong cơ sở bán lẻ thuốc phải bố trí có khu bày bán riêng, chỉ dẫn khu vực và biển tên đối với thực phẩm chức năng.

Theo Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với cơ sở kinh doanh bao gồm:

– Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

– Không bị ngập nước, đọng nước.

– Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

– Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.

– Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

– Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

– Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

Theo Điều 7 Nghị định này thì điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ bao gồm:

– Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.

– Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng nhập về bán thì ngoài đăng ký mã ngành kinh doanh phẩm chức năng còn phải đáp ứng những điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, điều kiện về thiết bị, dụng cụ.

Giấy phép cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng gồm những gì về an toàn thực phẩm?

Tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn kinh doanh thực phẩm chức năng cần có những giấy phép về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

– Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

– Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/NĐ-CP Quy định về quản lý thực phẩm chức năng

– Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Quy định về công bố đối với thực phẩm chức năng

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về công bố hợp quy với thực phẩm chức năng như sau:

Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

3. Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tạiĐiều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CPngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4, 5, 7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép không?

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm chức năng online cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng đối với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.

Điều kiện để cấp giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh online gồm:

– Có mã ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp, không vi phạm các ngành cấm của pháp luật;

– Đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất và trang thiết bị;

– Có giấy chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm;

– Để có thể đảm bảo điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ kinh doanh cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm (được quy định tại Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt);

– Thực hiện đăng ký công bố sản phẩm;

– Thực hiện tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế hoặc Sở y tế;

– Thực hiện thông báo Bộ Công thương về website thương mại dùng để bán hàng online.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Bán thực phẩm chức năng online có cần giấy phép? mọi vấn đề cần tư vấn hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi