Trang chủ Mẫu Bài thu hoạch thực tế lớp trung cấp chính trị mới nhất
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 8284 Lượt xem

Mẫu Bài thu hoạch thực tế lớp trung cấp chính trị mới nhất

Người cán bộ phải thực sự cầu thị và không được chủ quan, phải gần gũi Nhân dân, đi đúng đường lối của Đảng, hướng dẫn quần chúng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên quyết dựa vào quần chúng nhân dân.

Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La          

I. MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của nước ta trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Quốc phòng – an ninh và đối ngoại đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với quần chúng nhân dân ở cơ sở để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước.

Mọi vấn đề để dân được biết, được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, đảm bảo quyền làm chủ của người dân. Thông qua quy chế dân chủ cơ sở, người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp tại nơi cư trú, đơn vị, cơ quan mà mình công tác.

Xã Chiềng Tương là một xã vùng cao thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La do vậy việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có cơ chế thiết thực, hiệu quả. Nhận thức được tính cấp thiết và quan trọng này nên tôi chọn đề tài thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở làm nội dung của bài thu hoạch này.

II. NỘI DUNG

1. Nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân chủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đã thể hiện rõ vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như công cuộc kiến thiết đất nước. Tư tưởng của Người đã nhìn nhận vai trò quyết định trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh thì yêu nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tình yêu nước của người cách mạng phải đi liền với thương dân, trung với nước là phải hiếu với dân. Tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, cách mạng mà còn có giá trị lý luận sâu sắc.

Người cách mạng phải hiểu rõ vị trí, vai trò của Nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ là bằng thái độ cầu thị và trách nhiệm. Người cho rằng sự vẻ vang của người cán bộ là chăm lo đời sống của Nhân dân bởi trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân.  

Trong sự nghiệp cách mạng của Người, sức mạnh của Nhân dân cũng như khối đại đoàn kết dân tộc đã được xây dựng và phát triển. Trước hết người cán bộ phải hiểu nhân dân, chú trọng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Nhân dân thì mới nhận được sự tôn trọng của nhân dân.

Hiểu biết một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của Nhân dân, phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong tư tưởng của Người thì dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ.

Xây dựng một nhà nước thật sự dân chủ, tiến bộ là phải giúp cho Nhân dân hiểu được quyền làm chủ của mình, hiểu được quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ của công dân trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ.

Tôn trọng Nhân dân là khi Nhân dân chưa hiểu phải giải thích cho Nhân dân hiểu rõ, chưa được giải thích rõ thì không thể thực hành dân chủ thực sự. Bởi vậy, người cán bộ phải gần dân, lắng nghe dân, học hỏi dân để lãnh đạo dân thì mới phát huy dân chủ được. Chú trọng công tác xóa nạn mù chữ, đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân.

Trong tư tưởng đạo đức của Người thì Nhân dân là những người chủ thật sự của đất nước, thực hiện quyền dân chủ của mình theo quy định của pháp luật chứ không phải tầng lớp thấp kém, đáng khinh rẻ.                                                           

Người cho rằng mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có ý thức tôn trọng Nhân dân, nâng cao tinh thần đạo đức, việc gì dễ mà mười lần dân không chịu thì cũng thành khó, việc gì khó mà trăm lần mà dân liệu thì cũng xong, vì sức dân là sức nước.

Nêu cao những tấm gương trong sạch, liêm chính thông qua nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cũng chính đạo đức tôn trọng Nhân dân. Đặc biệt phải xử lý đúng theo quy định của pháp luật những người tham ô, tham nhũng trong bộ máy cơ quan Nhà nước.

Nâng cao tính tích cực của công dân, phát triển dân trí, văn hóa chính trị, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đất nước. Tạo cơ chế để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình theo quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa người cán bộ Nhà nước và Nhân dân là yếu tố quan trọng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do đó phải nhận thức rõ vấn đề này.

Người cán bộ phải thực sự cầu thị và không được chủ quan, phải gần gũi Nhân dân, đi đúng đường lối của Đảng, hướng dẫn quần chúng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên quyết dựa vào quần chúng nhân dân.

Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau nhiều phẩm chất đạo đức quý báu, phát huy phẩm chất chí công vô tư trong lối sống và làm việc, nêu cao chủ nghĩa tập thể, bài trừ chủ nghĩa cá nhân. Người nêu rõ là làm người cán bộ lòng phải luôn hướng về Đảng, về Tổ quốc và đồng bào, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ,

Làm người cán bộ phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, yêu nước thương dân, đấu tranh quên mình. Động cơ để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc chính là lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động, giải phóng giai cấp. Theo Người, Đảng phải chăm lo đời sống cho Nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống văn hóa người dân.

Chú trọng chăm lo đời sống Nhân dân, công ăn việc làm cho người dân không chỉ trong thời kỳ cách mạng, giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu mà cả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Người luôn giữ tính cách bình dị dù là khi giữ cương vị cao nhất, không ngừng học hỏi quần chúng. Luôn tiếp thu phê bình, chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân, điều này đã làm nên phong cách tôn trọng Nhân dân của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh luôn chú ý giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng con người, không bao giờ thừa nhận mình là vĩ đại hay đặt mình cao hơn người khác.

Đặc biệt Người đề cao vai trò của phụ nữ, căn dặn Đảng, Chính phủ phải chú trọng bồi dưỡng, đảm bảo bảo một tỉ lệ phụ nữ thích đáng trong hàng ngũ cán bộ, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Không chỉ vậy nhân cách của Người còn thể hiện qua việc Người rất kính trọng người già và yêu thương trẻ em.

Người luôn dành thời gian để nắm được tâm tư, tình cảm, lắng nghe dân, hiểu nguyện vọng của nhân dân. Tác phong quần chúng và phong cách phát huy dân chủ của Người thể hiện qua việc Người đi về cơ sở, đến hầm mỏ, công trường, bệnh viện, trường học, ra thao trường cùng bộ đội,……

Người thấu hiểu được nguyện vọng của mọi tầng lớp Nhân dân, thấu cảm được cuộc sống xung quanh. Như vậy thì dân mới dám nói, dám phê bình mỗi khi cán bộ về với Nhân dân, hòa nhập với cuộc sống của dân. Người rất đề cao ý thức dân chủ, tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng, phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân.

Người chỉ ra rằng chăm lo một cách chu đáo và tận tình cho đời sống Nhân dân chính là nhiệm vụ, chính sách của Đảng và Chính phủ. Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc chống lãng phí, chống tham nhũng. Đồng thời, lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân không để dân đói, dân rét, dân bệnh, phát triển kinh tế, nâng cao văn hóa cho nhân dân.

2. Nhận thức về chủ trương của Đảng đối với vấn đề dân chủ

Nhận thức sâu sắc tư tưởng của Người về vấn đề dân chủ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, gần dân, có bản lĩnh chính trị. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tự có ý thức kỷ luật.

Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, xây dựng đất nước, nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, phải thực hiện đổi mới và tăng cường công tác dân vận, chú trọng hơn nữa quan hệ khăng khít giữa Đảng và Nhân dân.

Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tạo cơ chế để nhân dân đưa ra ý kiến của mình, tạo được lòng tin và sự tôn trọng của nhân dân đối với từng cán bộ, đảng viên, giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của quần chúng nhân dân.

Tiếp tục đảm bảo nhân dân được tham gia ý kiến, tham gia thảo luận, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân  giám sát đối với các lĩnh vực của quản lý nhà nước.

Thực hiện nội dung của Hiến pháp năm 2013, thực hiện quyền con người, quyền công dân, để cao đạo đức xã hội, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân. Phát huy dân chủ trong Đảng, vai trò phản biện xã hội của Mặt Trận tổ quốc.

Các cấp, ngành, địa phương quán triệt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Phải thuận lòng dân, tạo điều kiện để nhân yên tâm lao động sản xuất, học tập. Cân bằng hài hòa lợi ích, gắn nghĩa vụ với quyền lợi chính đáng của các tầng lớp trong xã hội.

3. Thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

3.1 Đặc điểm tình hình

Chiềng Tương là một xã vùng cao biên giới thuộc huyên Yên Châu, tỉnh Sơn La. Xã có đường biên giới dài 21,3 km tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chiềng Tương là xã có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Tây Nam của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Phía Đông của xã giáp xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu; phía Nam giáp khu Tà Điễng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Tây giáp khu Móng Nặm, huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Bắc giáp xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Xã gồm có 09 bản là: Pa Kha I, Pa kha II, Pa Kha III, Bó Hin. Pom Khốc, Đin Chí, Pa Khôm, Đè A, Co Lắc.

Về dân số, hiện nay xã có 849 hộ dân với tổng dân số là 4.390 khẩu, 03 dân tộc là Thái, Kinh, Mông sinh sống.

Đất đai tại xã Chiềng Tương chủ yếu là đồi núi đá thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, có khả năng cho cây gỗ quý, dược liệu và đá để làm nguyên liệu sản xuất và vật liệu xây dựng.

Tháng 6-1955 xã Chiềng Tương được thành lập thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Xã được sáp nhập vào huyện Yên Châu từ tháng 4-1979. Chi bộ Đảng và các đoàn thể được thành lập vào năm 1961, chi bộ gồm có 07 đồng chí đảng viên. Hiện nay, số lượng Đảng viên thuộc Đảng bộ xã Chiềng Tương là 205 đảng viên.

3.2 Kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã Chiềng Tương

Trong thời gian qua Đảng ủy xã đã thực hiện chỉ đạo có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban chỉ đạo xã về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2020-2025 được kiện toàn. Mỗi thành viên thuộc ban chỉ đạo xã được phân công nhiệm vụ cụ thể, phụ trách từng lĩnh vực.

Quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân được nâng cao, đồng thời người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã thể hiện được sự gương mẫu và vai trò, trách nhiệm của mình.

Các nghị quyết, chỉ thị và văn bản của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được cấp ủy, chính quyền và ban ngành xã Chiềng Tương cụ thể hóa. Thông qua đó các phong trào, cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực trong quần chúng nhân dân đạt được kết quả cao, góp phần thưc hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại đại phương.

Kinh tế, văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân được giải quyết và thực hiện kịp thời.

Trên đại bàn xã đã xây dựng 02 đơn vị đóng trên địa bàn và 04 trường học là: Đồn biên phòng Chiềng Tương, Trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, Trường mầm non Hoa Đào, trường Tiểu học Chiềng Tường A, trường Tiểu học Chiềng Tương B, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS.

Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, xã đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện về phòng chống dịch bệnh. thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ, rà soát, chi trả hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 2.189 tỷ đồng cho 586 hộ, 2.932 nhân khẩu.

Các cuộc họp dân, cuộc họp ban ngành đoàn, tiếp xúc cử tri, các thể niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân xã Chiềng Tương. Những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân như dự toán thu chi ngân sách xã hàng năm, quyết toán thu chi các loại quỹ, chủ trương kế hoạch vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triền sản xuất…… được công khai tạo được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân.

3.3 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao quy chế dân chủ tại xã Chiềng Tương

Cấp ủy Đảng cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm chắc tình hình tại địa bản mình quản lý.

Công khai thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của người dân, tránh gây phiền hà cho nhân dân. Tổ chức cho nhân dân tham gia đồng góp ý kiến, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, làm sâu sắc hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. Phát huy dân chủ trực tiếp, đề cao vai trò, trách nhiệm của nhân dân và công tác dân vận của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Nâng cao năng lực chuyên môn, kiện toàn công tác nhân sự, bố chí cán bộ vào các chức vụ một cách hợp lý, đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Phối hợp với Mặt trận các đoàn thể tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở. Tạo được hệ thống quy chế dân chủ thống nhất từ trung ương đến địa phương, giữa các bộ, ngành. Thực hiện tốt công tác tổng kết, rút kinh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những ưu điểm trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

III. KẾT LUẬN

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Mỗi cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương mình cư trú, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi