Trang chủ Thông tin cần biết Bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 mới nhất 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Thông tin cần biết |
  • 9904 Lượt xem

Bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 mới nhất 2024

Mẫu bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 sẽ được chúng tôi cung cấp trong nội dung bài viết này, Quý vị độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau đây

MỞ ĐẦU BÀI THU HOẠCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 3

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 không chỉ có ý nghĩa để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà còn cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích liên quan đến hoạt động giáo dục cùng các kỹ năng nghề nghiệp sư phạm.

Với những kiến thức khóa học đã cung cấp giúp cho bản thân tôi vững bước hơn trong sự nghiệp trồng người. Khóa học đã cung cấp khối lượng kiến thức toàn diện từ các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý giáo dục đến các kiến thức đến hoạt động chuyên môn. Cụ thể, trong khóa học bao gồm 10 chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đào tạo

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường tiểu học

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Chuyên đề 8: Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường tiểu học

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường học

Dưới đây, với mục đích báo cáo những kiến thức, kỹ năng bản thân đã thu nhận được, bài thu hoạch bao gồm nội dung kiến thức cơ bản của 10 chuyên đề nói trên.

Để có thể đi sâu phân tích vấn đề và phát triển đầy đủ các ý trong chuyên đề em lựa chọn chủ đề “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh tiểu học”

NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 3

1. Lý luận chung về công tác tư vấn học sinh tiểu học

1.1. Khái niệm tư vấn học đường cho học sinh tiểu học

Tư vấn là đưa ra lời khuyên hoặc đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định

Tư vấn học đường cho học sinh Tiểu học được hiểu là một tiến trình trợ giúp học sinh Tiểu học tự tìm hiểu mình, biết được tiềm năng của bản thân, nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học

Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Ở lứa tuổi này, học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội.

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý. Học sinh tiểu học chưa có đầy đủ ý thức, phẩm chất và năng lực mà cần nhận được sự bảo trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Với lứa tuổi này, các em dễ dàng thích nghi và tiếp thu cái mới, tuy nhiên chưa có được sự tập trung cao độ và khả năng ghi nhớ tốt.

Học sinh tiểu học phát triển toàn diện về cả tri giác, tư duy và tri thức.

Về tri giác, Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.

Về tình cảm, Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập.

Xuất phát từ các đặc điểm tâm lý đó, học sinh tiểu học có các hoạt động sau:

Thứ nhất: Hoạt động học tập. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động học tập cung cấp các kiến thức mới mẻ và phong phú, các môn học được sắp xếp hợp lý nhằm hình thành và phát triển trí tuệ một cách nhanh chóng, thuận lợi ở các em.

Thứ hai: Hoạt động vui chơi. Vui chơi là một nhu cầu tất yếu của học sinh tiểu học. Khác với bậc mầm non, hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học có tính tổ chức và nội dung phong phú hơn. Các em thích các trò chơi vận động, những trò chơi rèn luyện tính nhanh nhẹn, có quy tắc và phân vai rõ ràng.

Ngoài ra, hoạt động học tập và vui chơi, các em học sinh tiểu học có nhiều hoạt động mới mẻ khác chẳng hạn như hoạt động lao động. Nhờ các hoạt động lao động, Các em được giác ngộ ý thức về lao động. Càng về cuối cấp, ý thức về lao động càng phát triển. Học sinh tiểu học rất tích cực tham gia lao động, đặc biệt là lao động tập thể ở nhà trường. Lao động của học sinh tiểu học có đặc điểm nổi bật là lao động chỉ mang tính chất giáo dục. Mỗi một hình thức lao động đều có ý nghĩa giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Ngoài ra các em còn tích cực tham gia các hoạt động khác như hoạt động văn nghệ. Các hoạt động văn nghệ không những giúp các em giải tỏa căng thẳng sau giờ học căng thẳng mà con nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp.

1.3. Nội dung, hình thức và phương pháp tư vấn học sinh tiểu học

Về nội dung, tư vấn cho học sinh tiểu học tập trung vào các nội dung chủ yếu như phương pháp học tập, vấn đề tình bạn, kỹ năng sống,…

Về hình thức tư vấn, Tư vấn học đường có thể tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Tư vấn gián tiếp thông qua hoạt động tư vấn trước toàn trường thông qua các hoạt động chung, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.

Về phương pháp, với đối tượng học sinh tiểu học, các phương pháp chủ yếu được sử dụng bao gồm: phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, phương pháp kể chyện, phương pháp đóng vai xử lý tình huống, Phương pháp trực quan,…

1.4. Nguyên tắc và kỹ năng tư vấn học đường

Khi tư vấn học sinh tiểu học cần tuân thủ các nguyên tắc trách nhiệm, nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc tin tưởng vào khả năng tự quyết của học sinh.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn, người giáo viên cần có đầy đủ các kỹ năng cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nhóm kỹ năng chung kỹ năng lắng nghe; kỹ năng hỏi; kỹ năng thấu cảm; kỹ năng phản hồi; kỹ năng cung cấp thông tin; kỹ năng hóa giải im lặng; kỹ năng đối đầu.

Thứ hai: Nhóm kỹ năng tư vấn chuyên biệt như kỹ năng phát hiện sớm; kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh; kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường; kỹ năng can thiệp; kỹ năng phân phối các lực lượng giáo dục; kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý học sinh.

2. Liên hệ thực tiễn tại đơn vị công tác

2.1. Giới thiệu chung về trường tiểu học xã Hồng Thái

Trường Tiểu học xã Hồng Thái tọa lạc tại thôn Bản Huấn, xã Hồng Thái, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Xã Hồng Thái có diện tích 38,42 km2, dân số là 2.556 người, mật độ dân số đạt 67 người/km2.

Nhìn chung, xã Hồng Thái có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp, dân số chủ yếu thuộc dân tộc Nùng, Tày. Phần lớn nhân ở đây nhân dân ở đây sinh sống chủ yêu bằng nông nghiệp, mức thu nhập thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Điều này những ảnh hưởng nhất định đối với công tác giáo dục tại địa bàn.

Cơ cấu tổ chức của trường Tiểu học của xã Hồng Thái như sau:

– Ban giám hiệu nhà trường:

+ Công Đoàn

+ Các tổ chuyên môn

+ Tổ hành chính văn phòng

Hiện nay, Trường tiểu học xã Hồng Thái hiện có tổng số 40 giáo viên. Suốt những năm qua, thầy trò nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong công tác giảng dạy và đạt được những thành tựu nhất định, chất lượng công tác giảng dạy ngày một nâng cao và đạt các chỉ tiêu đưa ra.

2.2. Thực trạng tư vấn học sinh tiểu học tại trường Tiểu học xã Hồng Thái

Với đặc thù là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, dân trí thấp, nhiều người dân và một số em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Do điều kiện kinh tế trên địa bàn xã còn khó khăn, tỷ hộ nghèo vẫn còn cao, có hiện tượng các em học sinh nghỉ học để phụ giúp gia đình. Đối với các trường hợp này, các thầy cô giáo luôn tận tình đến tận nhà các em học sinh để thuyết phục, động viên các em quay trở lại trường học. Mặc dù công việc đem con chữ đến với bản làng vùng cao còn gặp nhiều khó khăn nhưng cán bộ, công nhân viên nhà trường luôn không ngừng phấn đấu nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời với công tác tư vấn học sinh giúp các em có tâm lý ổn định, tập trung vào việc học tập tại trường.

Tại trường Tiểu học xã Hồng Thái, công tác tư vấn học đường đã được quan tâm tuy nhiên chưa tương ứng với vai trò của hoạt động này. Hiện này, nhà trường chưa có cán bộ tư vấn học đường mà giáo viên chủ nhiệm đang phải kiêm nhiệm hai nhiệm vụ đó là dạy học và tư vấn viên cho học sinh.

2.3. Công tác tư vấn học sinh của bản thân

Ngay từ đầu năm học, vói vai trò là một giáo viên chủ nhiệm tôi đã tìm hiểu thật cặn kẽ tình hình học sinh thông qua các nguồn khác nhau. Từ bản thân các em, thông qua Phiếu thông tin cá nhân, có thể nắm được hoàn cảnh kinh tế gia đình, tình hình nhà ở, mối quan hệ gia đình, xã hội, những ước muốn, sở trường, những khó khăn nếu có,… Từ những thông tin đó sàng lọc chọn ra những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để nếu cần, thu thập thêm thông tin về các em thông qua bạn bè, cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm hay thầy cô cũ của các em.

Là một giáo viên chủ nghiệm, tôi thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh các biệt. Sau giờ lên lớp, tôi thường trò chuyện với cả lớp để hiểu được tâm tư, nguyên vọng của các em. Chính vì vậy, các em cũng có tâm lý thoải mái và dễ dàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày và những vướng mắc trong học tập. Do đặc thù điều kiện kinh tế tại địa bàn, hầu hết các em học sinh đều tự mình đến trường, chính vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh qua điện thoại và các buổi họp phụ huynh để nắm được tình hình học tập và rèn luyện của các em học sinh. Nhìn chung, nội dung tư vấn chủ yếu là về tình bạn và phương pháp học tập,…

Sau khi nắm chắc được tình hình học sinh, tôi thường xuyên quan sát các em học sinh trong giờ học và các hoạt động vui chơi của các em. Quan sát để phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng bất thường trong đời sống học đường, quan sát những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Đó có thể là những biểu hiện nhỏ: đi học muộn, không mang giày, cáu gắt với bạn, lo ra,… hay lớn hơn: nghỉ học không xin phép. Và nghiêm trọng hơn, như vi phạm kiểm tra, vô lễ với giáo viên, … Với những học sinh cá biệt, việc nghỉ học là chuyện thường ngày, nhưng với những học sinh vốn ngoan ngoãn, chăm chỉ thì một biểu hiện nhỏ nhất cũng là điều cần lưu ý.

Ngoài ra, nhằm xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi cho học sinh, bản thân tôi thường  tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động giáo dục trong phạm vi lớp chủ nhiệm. Chẳng hạn tổ chức chuyến dã ngoại nho nhỏ, một hoạt động ngoài giờ lên lớp do chính các em thiết kế và thực hiện chương trình. Những hoạt động ngoài nhà trường thông thường sẽ giúp cho thầy và trò gần gũi, gắn bó với nhau, dễ cảm thông cho nhau. Việc để học sinh tự thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp vừa phát huy được năng lực sáng tạo của các em, vừa tạo điều kiện cho các em thể hiện các kỹ năng sống cần có: kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, …

Với lứa tuổi học sinh tiểu học, mối quan tâm của các em thường liên quan đến học tập, hoạt động vui chơi, Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gặp các trở ngại về tâm lý do hoàn cảnh gia đình hoặc sự mâu thuẫn trong tình bạn. Bản thân tôi nhận thây cần tư vấn tâm lý cho cả học sinh cần tư vấn và các đối tượng liên quan.

Đối với các em học sinh cần tư vấn, tôi luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn, lắng nghe các em trình bày câu chuyện của mình. Khi đó, các em sẽ có tâm lý thoải mái, dễ dàng bày tỏ các vấn đề tâm lý của bản thân.

Thông thường các vấn đề tâm lý của các em học sinh thường xoay quanh mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và cha mẹ.

Đặc biệt, những vấn đề tâm lý xuất phát từ những mối quan hệ giữa học sinh và thầy cô, giữa học sinh và cha mẹ thường gây khó khăn cho công tác tư vấn. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị giúp cha mẹ hiểu rõ vấn đề, tìm cách tháo gỡ nút thắt trong mối quan hệ với con cái, tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Khi trao đổi với các giáo viên bộ môn, giáo vên chủ nhiệm cũng cần trao đổi tế nhị, tránh gây hiểu những hiểu nhầm không đáng có.

Quả thực, công tác tư vấn học sinh tiểu học là một kỹ năng vô cùng quan trọng ở mỗi người giáo viên. Nhận thức được điều đó, mỗi giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng như lắng nghe, giao tiếp, bảo mật thông tin,… để tạo niềm tin để các em có thể gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh sẽ giúp người giáo viên tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp đối với mỗi học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.

KẾT LUẬN BÀI THU HOẠCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 3

Qua chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3, bản thân tôi đã phần nào được nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2.

Khóa học đã giúp tôi có kiến thức để vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục tiểu học, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học; vận dụng sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tiễn giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, có hiểu biết về các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3.

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (18 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi