Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Ai có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế năm 2024?
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 3232 Lượt xem

Ai có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế năm 2024?

Sáng chế được hiểu là các giải pháp kỹ thuật dưới dạng một sản phẩm hoặc quy trình để nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động sáng tạo mới của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, việc tạo ra các sáng chế mới được coi là giải pháp kỹ thuật giải quyết được các vấn đề trên thực tế.

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi  sẽ cung cấp các thông tin giúp các bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục đăng ký quyền sáng chế như: Ai có quyền đăng ký sáng chế? Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào?… Mời Quý vị theo dõi:

Sáng chế là gì?

Sáng chế được hiểu là các giải pháp kỹ thuật dưới dạng một sản phẩm hoặc quy trình để nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên.

Đăng ký sáng chế được pháp luật ghi nhận tại Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Điều kiện đăng ký bảo hộ quyền sáng chế?

Sáng chế được ghi nhận bảo hộ dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Sáng chế có tính mới;

+ Có tính sáng tạo;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ trên thực tế.

Tuy nhiên, trường hợp nếu sáng chế không đáp ứng được điều kiện về tính sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông, vẫn có tính mới và khả năng ứng dụng công nghiệp trên thực tế thì có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho sáng chế đó (theo quy định tại khoản 2, điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ).

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế được cụ thể như sau:

+ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp và được kéo dài thời hạn đến hết hai mươi năm kể từ ngày chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký;

+ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp và được kéo dài thời hạn đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

Như vậy, nếu sáng chế được cấp dưới dạng Bằng độc quyền sáng chế thì thời hạn bảo hộ sử dụng là 20 năm kể từ ngày chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu đăng ký. Trường hợp đối với sáng chế chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn là 10 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế?

Mọi cá nhân hoặc pháp nhân trong và ngoài nước đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể đáp ứng các điều kiện sau đây có quyền đăng ký sáng chế, cụ thể như sau:

+ Sáng chế được tạo ra bằng chính công sức và chi phí của người sáng chế;

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);

+ Cá nhân, tổ chức cùng nhau thực hiện tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sản phẩm sáng chế đó thì đều có quyền đăng ký;

+ Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phí của ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ từ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì khi đó quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào?

Thủ tục đăng ký sáng chế thành công, chủ thể đăng ký cần thực hiện qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1. Thực hiện tra cứu khả năng đăng ký sáng chế

Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế nên tiến hành bước tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký để xác định được sáng chế mà mình dự định đăng ký sử dụng liệu có khả năng được xem xét đăng ký không và có bị trùng với sáng chế của chủ thể khác hay không?

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hồ sơ khi được chuẩn bị đầy đủ, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Bước 3. Theo dõi quá trình xem xét đơn đăng ký sáng chế

Quá trình xem xét đơn đăng ký sáng chế được trải qua các bước thẩm định về hình thức hồ sơ, thẩm định nội dung, công bố đơn. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra quyết định tính chất pháp lý của hồ sơ.

Trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký của chủ sở hữu đã nộp đơn. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ ra văn bản thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4. Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Sau khi đơn đăng ký được nộp đầy đủ và trải qua các giai đoạn thẩm định ở bước 03 trên, chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.

Bước 5. Duy trì thực hiện văn bằng bảo hộ sáng chế

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng năm sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế theo quy định tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp nếu vì một lý do nào đó mà không nộp phí duy trì khi đó văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ bị chấm dứt hiệu lực sử dụng.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế không?

Có thể thấy, đăng ký sáng chế là thủ tục khó nhất trong các đối tượng bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, nếu cá nhân có nhu cầu đăng ký sáng chế muốn tự mình đi đăng ký đòi hỏi chủ thể phải có sự am hiểu nhất định về các quy định pháp luật liên quan đến sáng chế; khả năng tra cứu sáng chế có được bảo hộ hay không; kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, … Do vậy mà lời khuyên dành cho các chủ thể đăng ký sáng chế nên lựa chọn các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế và không khó gì để có thể lựa chọn cho mình một đơn vị để được hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên, cũng cần có sự tìm hiểu kĩ các công ty uy tín, chất lượng để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Trên đây là thông tin và các vấn đề liên quan đến Ai là người có quyền đăng ký sáng chế? mà chúng tôi muốn cung cấp đến Quý độc giả để tham khảo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty Luật Hoàng Phi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi