15 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phân phối theo quy hoạch, kế hoạch trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả, tiết kiệm.
Quản lý đất đai luôn là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những quy định của pháp luật liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: 15 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai là gì?
– Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật ự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
– Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của cả bộ máy Nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến Tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất cònt heo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do Cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
– Quản lý nhà nước về đất đai là các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phân phối theo quy hoạch, kế hoạch trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả, tiết kiệm.
– Quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất từ năm 1993 các quy định tại Luật Đất đai ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng đáng kể trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từ đó, Nhà nước đưa ra và thừa nhận các quyền của con người về đất đai, ví dụ như góp vốn quyền sử dụng đất, quyền thừa kế, cầm cố, thế chấp. Chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê, …
– Các biện pháp bảo đảm của Nhà nước với người sử dụng đất, cụ thể:
+ Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
+ Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuê sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
+ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Căn cứ quy định tại Điều 22 – Luật Đất đai năm 2013, quy định về Nội dung quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:
– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
– Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
– Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
– Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Quản lý việc bồi dưỡng, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
– Quản lý đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thống kê, kiểm kê đất đai.
– Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
– Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
– Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
– Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
– Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
– Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Như vậy, 15 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được chúng tôi trình bày chi tiết tỏng bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày những nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai. Chúng tôi mong rằng một số nội dung chúng tôi đã trình bày ở trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng bộ là thủ tục sang tên chủ sở hữu sổ đỏ, sổ hồng trong một số trường hợp theo quy định. Sổ đăng bộ là...

Mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì 2023?
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở hiện hành. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương...

Dấu hiệu nhận biết sổ đỏ thật hay giả?
Tuy nhiên, để đảm bảo cao nhất, các bên có thể thực hiện giao dịch và kiểm tra ngay tại Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng địa phương, những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ....

Giá đền bù đất làm đường cao tốc năm 2023
Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá...

Giá đền bù đất nông nghiệp năm 2023
Giá đền bù đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể khác nhau do đặc thù kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực, tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đền bù dựa trên các điều luật tại Luật Đất đai sửa đổi...
Xem thêm