Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
  • Thứ hai, 16/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 270 Lượt xem

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài

Thời gian nộp hồ sơ, làm thủ tục cấp visa lao động Việt Nam cho người nước ngoài theo quy định thường là từ 5 – 7 ngày làm việc (kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, không bao gồm cuối tuần và ngày lễ). 

Visa lao động là gì?

Visa lao động là visa cấp cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam dưới sự bảo lãnh của một công ty tại Việt Nam.

Căn cứ theo Luật số 47/2014/QH13 thì Visa lao động có ký hiệu là LĐ, Gọi tắt là visa LĐ. Visa LĐ có 2 loại là Visa LĐ1 và Visa LĐ2, trong đó:

– Visa LĐ1: Là loại Visa được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp nằm trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Visa LĐ2: Là loại Visa cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài

Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các điều kiện để xin visa lao động tại Việt Nam gồm:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp xin cấp thị thực điện tử và trường hợp người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh theo khoản 3 Điều 17 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

– Giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động。

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như: Không đủ điều kiện nhập cảnh, giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh,…

Hồ sơ xin cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định chi tiết những hồ sơ để gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm:

– Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức

Theo Điều 12, Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và Thông tư 04/2015/TT-BCA có quy định hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bao gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;

– Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây:

+ Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam.

+ Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

+ Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

+ Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Quy trình cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài

Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức chuẩn bị hồ sơ, sau đó xin công văn chấp thuận từ Cơ quan có thẩm quyền đối với visa lao động

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu nhận thị thực tại ĐSQ/LSQ của Việt Nam tại nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm phí tại quầy làm thủ tục.

Hiện có 02 Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh, nhận và xét duyệt hồ sơ xin visa lao động là:

Tại Hà Nội: Cục quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội số 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội

Tại Hồ Chí Minh: Cục quản lý xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh, số 333 – 335 – 337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Bước 3: Nếu hồ sơ của người lao động được xét duyệt, thì trong khoảng từ 5 – 7 ngày, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ gửi kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức. Theo đó, tại công văn sẽ nêu rõ ngày nhập cảnh, nơi nhận thị thực.

Bước 4: Khi doanh nghiệp đã nhận được các giấy tờ quan trọng từ Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp cần phải thông báo đến người nước ngoài bằng cách gửi email hoặc thư chuyển phát nhanh về công văn nhập cảnh để người nước ngoài có thể làm thủ tục nhận visa tại ĐSQ/LSQ hoặc tại sân bay.

Bước 5: Sau khi nhận được công văn nhập cảnh, người lao động cần phải kiểm tra nơi nhận thị thực, cũng như thời gian nhận để đến đúng địa điểm. Thường thì nơi nhận visa có 2 nơi như sau: Tại sân bay quốc tế ở Việt Nam hoặc tại Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán. Khi đến nơi nhận thị thực, người lao động cần nộp mẫu NA1, sau đó dán hình 4x6cm đã chuẩn bị, cùng với hộ chiếu gốc và bản công văn nhập cảnh photo.

Bước 6: Đóng lệ phí và nhận visa

Thời gian xin visa lao động mất bao lâu?

Thời gian nộp hồ sơ, làm thủ tục cấp visa lao động Việt Nam cho người nước ngoài theo quy định thường là từ 5 – 7 ngày làm việc (kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, không bao gồm cuối tuần và ngày lễ).

Thời gian nhận kết quả visa được ghi rõ trong biên nhận. Thời hạn của Visa LĐ thường tối đa 2 năm. Nếu giấy phép lao động không đủ thời hạn 2 năm, thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ được xin bằng thời hạn của giấy phép lao động.

Chi phí cấp visa lao động cho người nước ngoài mất bao nhiêu tiền?

TT

Tên lệ phí

Mức thu
1Cấp thị thực có giá trị một lần25 USD
2Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:
a)Loại có giá trị đến 03 tháng50 USD
b)Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng95 USD
c)Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm135 USD
3Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới5 USD
4Cấp thẻ tạm trú:
a)Có thời hạn từ 01 năm đến không quá 02 năm145 USD
b)Có thời hạn từ 02 năm đến không quá 05 năm155 USD
c)Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm5 USD
5Gia hạn tạm trú10 USD
6Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú100 USD
7Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam10 USD
8Cấp thẻ du lịch (đối với khách du lịch Trung Quốc đi trong tỉnh biên giới)10 USD
9Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13)5 USD/người
10Cấp thị thực trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Việt Nam trong thời gian chưa quá 30 ngày5 USD
11Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu200.000 VNĐ

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hoàng Phi 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi