Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4958 Lượt xem

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối với tác phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền pháp lý đạt được trên cơ sở bảo hộ của nhà nước đối với những thành quả của hoạt động SHTT. Vậy cụ thể quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu và sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận về quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên những phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng,  quyền sở hữu công nghiệp.

Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

– Sở hữu 1 tài sản vô hình: Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình. Tromg đó tài sản vô hình được hiểu là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ, được biểu hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhưng có trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi.

Ví dụ: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…

– Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: khi một sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra, bản thân sản phẩm đó vẫn chưa định hình được giá trị mà phải qua sử dụng, ứng dụng vào thực tế để xem xét được sản phẩm sáng tạo đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội. Từ đó mới định hình được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại để có hướng phát triển và bảo hộ phù hợp, ví dụ đối với những sáng chế, phải biết được những sáng chế đó có điểm mạnh gì cho thị trường, thu hút được nguồn lợi gì để cho các nhà đầu tư rót tiền quảng bá sáng chế, tiếp đó xúc tiến thực hiện các quyền chuyển giao hay chuyển quyền sử dụng để đưa sản phẩm sáng tạo đó đến mọi người 1 cách rộng rãi.

– Bảo hộ có chọn lọc: Không phải tài sản vô hình nào cũng được bảo hộ mà bắt buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó, theo đó tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;  cũng có quy định về những trường hợp không nằm trong diện bảo hộ: tin tức thời sự đưa tin thuần tuý; Văn bản hành chính; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

– Mang tính lãnh thổ và có thời hạn:

+Tính lãnh thổ :

Có giới hạn nhất định. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.

Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.

Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia B ( hay C) này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với A.

+ Thời gian:

Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu.

Ví dụ: Căn cứ Điều 27 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 của Việt Nam quy định:

“….2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình….”

– 1 sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác: Ví dụ, chiếc đầu đĩa CD. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế được thực hiện đối với nhiều bộ phận kỹ thuật của chiếc đầu đĩa. Kiểu dáng của nó cũng được bảo hộ bởi các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tên của chiếc đầu đĩa được bảo hộ về nhãn hiệu.

Tại sao cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

– Tránh sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh

Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do đó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.

Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các độc quyền sử dụng, sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác.

Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối với tác phẩm sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

– Bảo vệ tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

– Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định.

Quay trở lại ví dụ nêu trên, doanh nghiệp thuê gia công để sản xuất sản phẩm của mình có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình và các đối tượng để bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền – tất cả những đối tượng đó đều là tài sản tư hữu độc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại.

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights – IPR) là các quyền hợp pháp mà một cá nhân hoặc tổ chức có đối với những sáng tạo hoặc phát minh do họ tạo ra. Dưới đây là một số ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ:

– Bản quyền (Copyright): Bảo vệ tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, và khoa học, như sách, bài hát, phim, hình ảnh, phần mềm, và các tác phẩm khác. Ví dụ, một nhà văn có bản quyền đối với cuốn sách mà họ viết.

– Sáng chế (Patents): Bảo vệ các phát minh mới, từ các thiết bị kỹ thuật, quy trình sản xuất đến các loại thuốc mới. Ví dụ, một công ty công nghệ có thể được cấp bằng sáng chế cho một phát minh mới.

– Thương hiệu (Trademarks): Bảo vệ tên thương hiệu, logo, hình ảnh, khẩu hiệu, và các yếu tố đặc trưng khác liên quan đến việc xác định nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ, logo của Apple hay slogan “Just Do It” của Nike đều được bảo vệ bởi quyền thương hiệu.

– Thiết kế công nghiệp (Industrial designs): Bảo vệ hình dạng, mẫu hoặc màu sắc, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác có thể nhìn thấy được của một sản phẩm. Ví dụ, thiết kế của một chiếc xe hơi hoặc một chiếc điện thoại di động.

– Bí mật thương mại (Trade secrets): Bao gồm công thức, phương pháp, quy trình, hoặc thông tin mà một doanh nghiệp giữ kín để có lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, công thức của Coca-Cola là một bí mật thương mại nổi tiếng.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Luật Hoàng Phi

Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Luật Hoàng Phi – giải pháp toàn diện và tin cậy cho tất cả các nhu cầu liên quan đến bản quyền, sáng chế, thương hiệu, thiết kế công nghiệp và bí mật thương mại.

Tại sao chọn Luật Hoàng Phi?

– Chuyên môn và kinh nghiệm: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự hào với đội ngũ chuyên gia nhiệt huyết, tận tâm và giàu kinh nghiệm, sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn trên con đường bảo vệ quyền lợi.

– Dịch vụ toàn diện: Từ việc tư vấn đăng ký, kiểm tra độc quyền, chuẩn bị và nộp hồ sơ, cho đến việc theo dõi tiến độ và giải quyết vấn đề phát sinh, chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.

– Chất lượng và uy tín: Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao, giúp khách hàng đạt được mục tiêu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.

Quy trình dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

– Tư vấn miễn phí: Chúng tôi tư vấn cho bạn về quy trình, thời gian và chi phí liên quan đến việc  thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ.

– Kiểm tra độc quyền: Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm để xác định xem sản phẩm của bạn có độc quyền hay không, sau đó phân tích khả năng đăng ký thành công.

– Chuẩn bị và nộp hồ sơ: Chúng tôi chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết và nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ lên cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi