Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không?
  • Thứ sáu, 08/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4151 Lượt xem

Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không?

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với một số đối tượng cụ thể. Theo đó một nội dung được nhiều người quan tâm đó là Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không?

Đưa vào trường giáo dưỡng là gì?

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng. Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính này cần phải tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và đúng quy định của pháp luật.

– Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính và người bị áp dụng biệp pháp xử lý hành chính có quyền thông qua người đại diện của mình hoặc chính mình để chứng minh mình không vi phạm quy định cảu pháp luật

– Biện pháp xử lý hành chính đưa cá nhân vào cơ sở giáo dưỡng chỉ áp dụng với chủ thể là cá nhân, không áp dụng với tổ chức hoặc người nước ngoài.

Khái niệm đưa vào trường giáo dưỡng đã được giải thích ở nội dung trên, Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không?

Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng

Trước khi tìm hiểu về Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không? cần nắm được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục để nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

– Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập.

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Kinh phí bảo đảm cho việc quản lý phạm nhân và thực hiện các chế độ, chính sách đối với phạm nhân, học sinh

1. Kinh phí bảo đảm cho việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ tổ chức quản lý và thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, phòng chống dịch bệnh, tổ chức cai nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS; giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề, phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, tư vấn tâm lý, hỗ trợ thủ tục pháp lý, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí và xây dựng, bố trí các buồng chữa bệnh đối với phạm nhân, học sinh do ngân sách nhà nước cấp.

2. Cơ sở giam giữ phạm nhân được trích từ kết quả lao động của phạm nhân và tiếp nhận sự ủng hộ kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong nước để hỗ trợ đầu tư cho cơ sở vật chất và thực hiện các chế độ đối với phạm nhân. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy theo quy định trên thì không có quy định về nguồn kinh phí hoạt động của trường giáo dưỡng là do học sinh đóng góp mà do ngân sách nhà nước cấp.

Theo đó khi bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì sẽ không phải chi trả khoản chi phí này.

Vào trại giáo dưỡng có mất tiền không? Câu trả lời là hiện nay pháp luật không có quy định về phí khi bị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng, kinh phí hoạt động của trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp.

Một số lưu ý về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

– Đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng đối với người từ độ tuổi 12 đến dưới 18 tuổi, ngoài độ tuổi này, không được áp dụng quy định này.

– Những người phạm tội được xem xét đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội cố ý hoặc vô ý nhưng chưa cần áp dụng hình phạt mà cần thời gian giáo dục, cải tạo.

– Đối tượng phạm tội được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khác với đối tượng phạm tội được đưa vào trường giáo dưỡng. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi