Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?
  • Thứ tư, 31/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1834 Lượt xem

Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không?

Văn phòng đại diện được quyền mở tài khoản ngân hàng nhưng chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân hoặc chủ thể khác) được mở tại một địa bàn mà chủ thể đó không có trụ sở. Tuy nhiên, văn phòng đại diện là cơ quan hoạt động với sự hạn chế về pháp lý rất nhiều so với doanh nghiệp.

Vậy Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm các thông tin hữu ích.

Chức năng của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện có các chức năng sau đây:

– Văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên.

– Văn phòng đại diện là đơn vị hợp pháp trực thuộc doanh nghiệp và chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp về mặt hành chính, có 10 chức năng chính sau:

– Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành.

– Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước.

– Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp.

– Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm.

– Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.

– Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo quy mô định hướng của Hội đồng quản trị.

– Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở, chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên.

– Quản lý các mặt kinh doanh tại địa bàn hoạt động.

– Soạn thảo những văn bản pháp quy để phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng dựa trên những văn bản pháp quy của doanh nghiệp.

– Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên tại cơ sở.

Văn phòng đại diện có những quyền nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật thương mại 2005 thì văn phòng đại diện có những quyền sau đây:

– Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không? câu trả lời là theo quy định trên thì văn phòng đại diện được quyền mở tài khoản ngân hàng nhưng chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những gì?

Để thành lập văn phòng đại diện công ty cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Thông báo thành lập văn phòng đại diện;

– Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị (đối với loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần);

– Quyết định của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập văn phòng đại diện;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;

– Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dâ/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện;

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty);

– Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

Việc chuẩn bị hồ sơ có vai trò rất quan trọng bởi vì nếu hồ sơ thiếu sẽ phải sửa đổi bổ sung dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục này.

Quy định về sử dụng tài khoản ngân hàng của văn phòng đại diện

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:

– Không cho phép việc trả lương giữa văn phòng đại diện với cá nhân người Việt Nam.

– Không giao dịch nộp thuế.

– Được phép trả tiền thuê trụ sở của văn phòng đại diện.

– Không được chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản của các cá nhân, tổ chức cho các giao dịch của văn phòng đại diện.

Hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định về hồ sơ mở tài khoản thanh toán như sau:

Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

– Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;

– Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:

+ Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;

+ Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.

Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức

Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;

– Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

– Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp kèm giấy tờ tùy thân của những người đó;

– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán (nếu có) kèm giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hàng Phi về Văn phòng đại diện có được mở tài khoản ngân hàng không? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ sớm nhất.

>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi