• Chủ nhật, 28/07/2024 |
  • Chi nhánh/Địa điểm kinh doanh/văn phòng đại diện |
  • 11421 Lượt xem

Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Đại Diện Công Ty

Thành lập văn phòng đại diện là thủ tục hành chính do doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư bao gồm các bước (i) chuẩn bị thông tin cần thiết khi thành lập văn phòng đại diện (ii) soạn hồ sơ văn phòng đại diện (iii) nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký (iv) nhận giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại điện (v) khắc dấu văn phòng và đi vào hoạt động.

Văn phòng đại diện là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng và đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện?

Trước khi thực hiện thành lập Văn phòng đại diện công ty Quý khách hàng cần lưu ý các điều kiện sau đây:

Điều kiện về tên Văn phòng đại diện công ty:

Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên Văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện

+ Tên Văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện. Tên Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện phát hành.

Điều kiện về địa chỉ đăng ký làm trụ sở Văn phòng đại diện

Trụ sở văn phòng đại diện là địa điểm liên lạc của Văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Không sử dụng địa chỉ tại nhà chung cư, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng, khu tập thể cũ để đăng ký trụ sở chính của văn phòng đại diện.

Điều kiện về người đứng đầu Văn phòng đại diện

Người đứng đầu Văn phòng đại diện là cá nhân thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và KHÔNG thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh?

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai loại hình này, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Mục đích kinh doanh: Văn phòng đại diện thường được thành lập để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tại một địa phương khác, trong khi chi nhánh được sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

– Phạm vi hoạt động: Văn phòng đại diện không có quyền ký kết hợp đồng và chỉ có thể giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Trong khi đó, chi nhánh có quyền ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh như một đơn vị độc lập.

– Tính pháp nhân: Chi nhánh được coi là một đơn vị pháp nhân độc lập và có trách nhiệm pháp lý đối với các nghĩa vụ của mình. Trong khi đó, văn phòng đại diện không có tính pháp nhân và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nghĩa vụ của công ty.

– Quản lý: Chi nhánh được hạch toán thuế độc lập với công ty mẹ, có khả năng tự quyết định về một số vấn đề kinh doanh. Trong khi đó, văn phòng đại diện thường phụ thuộc vào quản lý của công ty mẹ.

Kết luận: Việc thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

(i) Trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại một địa phương khác và có nhu cầu ký kết hợp đồng nên thành lập chi nhánh sẽ phù hợp hơn.

(ii) Trường hợp doanh nghiệp chỉ muốn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tại địa phương mới, văn phòng đại diện là lựa chọn thích hợp hơn.

Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty như thế nào?

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện theo gồm những tài liệu sau đây:

– Thông báo thành lập văn phòng đại diện;

– Biên bản họp của hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông công ty về việc thành lập văn phòng đại diện;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty/quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng cổ đông về việc thành lập văn phòng;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cá nhân/tổ chức đại diện thực hiện thành lập văn phòng đại diện;

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập qua Cổng thông tin điện tử quốc gia

– Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản kinh doanh (trong trường hợp chưa có tài khoản đăng ký kinh doanh và đăng ký lần đầu) tại website https://dangkykinhdoanh.gov.vn

– Doanh nghiệp nhập thông tin doanh nghiệp thành lập Văn phòng đại diện trên tài khoản;

– Doanh nghiệp tiến hành  scan hồ sơ dạng pdf rồi gắn lên tài khoản và ấn nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh xem xét xử lý hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Sau khi hồ sơ được nộp, trong thời gian 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ xét duyệt hồ sơ và phản hồi kết quả:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung, doanh nghiệp tiến hành nộp lại hồ sơ.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận thành đăng ký Văn phòng đại diện

Hồ sơ sau khi được chấp nhận hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp

Bản gốc giấy chứng nhận sẽ được Sở kế hoạch chuyển về cho doanh nghiệp qua đường bưu điện tới địa chỉ mà người nộp hồ sơ đã đăng ký khi nộp hồ sơ.

Bước 5: Khắc dấu văn phòng đại diện công ty

Văn phòng đại diện sẽ tiến hành khắc dấu và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh

Tư vấn thành lập Văn phòng đại diện tại Công ty Luật Hoàng Phi

Khi cần tư vấn thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty, khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Hoàng Phi để được tư vấn các vấn đề liên quan như:

– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty;

– Hướng dẫn doanh nghiệp soạn thảo thành lập Văn phòng đại diện theo đúng quy định;

– Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục cần thiết sau khi thành lập Văn phòng đại diện công ty như: khắc mẫu con dấu Văn phòng đại diện công ty; Công bố mẫu dấu Văn phòng đại diện công ty; mở tài khoản Văn phòng đại diện công ty;

Kết quả nhận được sau khi thành lập văn phòng đại diện công ty:

– Bản gốc giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

– Dấu tròn văn phòng đại diện;

– Hồ sơ nội bộ khi thành lập văn phòng đại diện;

– Tặng 1 dấu chức danh trưởng văn phòng đại diện;

Lệ phí thành lập văn phòng đại diện công ty

Chi phí thành lập văn phòng đại diện công ty sẽ bao gồm những chi phí sau:

– Lệ phí công bố thông tin thành lập văn phòng đại diện: 100.000 VND (một trăm nghìn đồng)

– Phí khắc dấu văn phòng đại diện: 400.000 VND – 600.000 VND (tùy vào từng nhà cung cấp)

– Lệ phí khắc dấu chức danh cho người đứng đầu văn phòng đại diện: 100.000 VND (một trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Các loại chi phí nêu trên là lệ phí nộp cho cơ quan đăng ký.

Hỏi đáp nhanh về thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty ở đâu?

Cũng giống trường hợp nộp hồ sơ thành lập công ty và thành lập chi nhánh công ty, hồ sơ thành văn phòng đại diện công ty sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt văn phòng đại diện.

Cụ thể hồ sơ sẽ được nộp online (trực tuyến) trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt văn phòng đại diện.

Các việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện

– Nộp thuế môn bài cho văn phòng đại diện: 1.000.000 VND/1 năm

– Treo biển tại trụ sở văn phòng đại diện;

– Ký hợp đồng lao động với người lao động làm tại văn phòng;

– Đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động

Văn phòng đại diện công ty có phải nộp thuế môn bài không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ, theo quy định mức thuế môn bài của đơn vị phụ thuộc sẽ là 1.000.000 VND (một triệu đồng) 1 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý:

– Văn phòng đại diện sẽ được miễn thuế môn bài trong trường hợp doanh nghiệp (công ty mẹ) đang thuộc đối tượng được miễn thuế môn bài;

– Văn phòng đại diện không có hoạt động kinh doanh (không phát sinh hóa đơn, chứng từ) sẽ được miễn thuế môn bài.

Văn phòng đại diện có dấu pháp nhân (dấu tròn) không?

Văn phòng đại diện có thể làm dấu hoặc không (không bắt buộc phải có dấu), việc có làm dấu tròn hay không sẽ do doanh nghiệp quyết định.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp

Văn phòng giao dịch là văn phòng doanh nghiệp dùng để kinh doanh thay thế cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật có ba loại...

Thành lập chi nhánh công ty tại Ninh Bình nhanh nhất

Chi nhánh có chức năng hoạt động gần như chức năng của công ty mẹ; như được kinh doanh ngành, nghề của công ty mẹ trực tiếp tại chi nhánh, có thể hoạch toán thuế phụ thuộc hoặc độc lập với công ty mẹ, được ký hợp đồng kinh doanh tại chi...

thành lập địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Thủ Tục Thành lập Địa điểm kinh doanh Công ty cổ phần

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Trước khi đi vào hoạt động, địa điểm kinh doanh công ty phải được đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu...

Thủ tục Thành lập văn phòng đại diện công ty tại Cần Thơ

Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời. Thành lập văn phòng đại diện công ty tại Cần Thơ như thế...

Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Đại Diện Như Thế Nào?

Luật Hoàng Phi hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện cho doanh nghiệp tại Hà Nôi nói chung và các tỉnh/thành phố khác nói riêng. Khi bạn cần thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi