Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH
  • Thứ sáu, 10/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 2226 Lượt xem

Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành hai loại bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Hiện nay khi thành lập công ty các chủ thể có yêu cầu sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để phát triển. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu điểm và nhược điểm  nhất định. Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một trong những loại hình công ty được  lựa chọn  nhiều hiện nay. Chính vì vậy Luật Hoàng Phi sẽ  phân tích ưu nhược điểm của loại hình công ty này tới Quí vị.

Trong bài viết Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH  Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thông tin về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Hiểu như thế nào về công ty trách nhiệm hữu hạn?

Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành hai loại bao gồm: Công ty trách nhiệm  hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là do một cá nhân hoặc  một tổ chức là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hũ công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thứ nhất: Công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu

Công ty bao gồm nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về năng lực pháp luật, năng lực  hành vi dân sự và năng lực kinh doanh.

Thứ hai: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thứ ba: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Thứ tư: Chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác

Thứ năm: Công ty không được phát hành cổ phiếu.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó, thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đặc điểm về thành viên

Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Thành viên của công ty bao gồm là nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng thành viên tối thiểu là 2 người và không vượt quá tối đa là 50 người.

Thứ hai: Về tư cách pháp lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp  nhân. Một tổ chức  được công nhận là một pháp nhân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thành lập, cơ cấu tổ  chức, sự độc lập về tài sản, trách nhiệm và tham gia các quan hệ pháp luật độc lập với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn.

Thứ ba: Về trách nhiệm về tài sản

Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các thành viên  chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty trừ trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp không đủ số vốn đã cam kết.

Thứ tư: Về huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần. Việc phát hành cổ phần là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động của công ty. Công  ty không được phát hành cổ phần cho thấy sự gia nhập của người nước ngoài vào công ty bị hạn chế một phần.

Thứ năm: Về chuyển nhượng vốn

Thành viên công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong công ty phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định.

Vì vậy cho thấy được rằng, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị hạn chế so với việc chuyển nhượng vốn của thành viên trong  công ty cổ phần.

Phần tiếp theo của bài viết Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thông tin về ưu nhược điểm của loại hình công ty TNHH.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có ưu điểm và nhược điểm gì?

Đối với công ty TNHH một thành viên

Cũng như các loại hình công ty khác, công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm riêng biệt của mình. Cùng với nó là những ưu điểm và nhược điểm nhất định như sau:

Ưu điểm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản. Tức là chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ trong phạm vi số vốn đã đầu tư và tài sản riêng của công ty. Chủ doanh nghiệm hữu hạn một thành viên không phải chịu trách nhiệm vô hạn  giống như doanh nghiệp tư nhân.

Cũng chính vì lẽ đó mà  sẽ giảm sự rủi ro nhiều hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Đây là một trong những ưu điểm giúp cho loại hình này được lựa  chọn thành lập với số lượng lớn hiện nay.

Nhược điểm

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Do đó, trường hợp muốn huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác thì buộc phải thực hiện chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Đây là một trong những đặc điểm khiến các nhà  đầu tư ngần ngại khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Bởi trên thực tế khi tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất, thì  các doanh nghiệp cần sử dụng một lượng vốn lớn. Nhưng loại hình doanh nghiệp này lại bị hạn chế  về huy động vốn một phần đã khiến sự phát triển bị chững lại.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác, công ty trách nhiệm hữu hạn có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt như sau

Ưu điểm:

– Cũng giống công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, côn ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản. Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

– Khi chuyển nhượng vốn, các thành viên phải tuân thủ  các quy định của pháp luật về điều kiện chuyển nhượng, cách thức chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ nên khi thay đổi thành viên các thành viên khác hoàn toàn có thể kiểm soát.

Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Từ những phân tích trên Công Ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại  0981.378.999.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi