Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Trình tự giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1039 Lượt xem

Trình tự giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

Tôi là công dân Việt Nam muốn kết hôn với người Thụy Điển tại Việt Nam, chúng tôi đã nộp hồ sơ tại UBND huyện nơi tôi cư trú đến nay đã được gần 2 tháng nhưng không được giải quyết. Vậy xin hỏi, trình tự thủ tục giải quyết việc kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi là công dân Việt Nam muốn kết hôn với người Thụy Điển tại Việt Nam, chúng tôi đã nộp hồ sơ tại UBND huyện nơi tôi cư trú đến nay đã được gần 2 tháng nhưng không được giải quyết. Vậy xin hỏi, trình tự thủ tục giải quyết việc kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi: Trình tự giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất: Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết môt số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú, do đó, bạn có thể liên hệ với UBND cấp huyện nơi công dân nơi bạn cứ trú để tiến hành đăng ký kết hôn.

Thứ hai: Trình tự đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về trình tự đăng ký kết hôn như sau:

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại UBND cấp huyện nơi bạn cư trú thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét thụ lý hồ sơ và giải quyết việc đăng lý kết hôn cho bạn.

Thứ ba: Trao Giấy chứng nhận kết hôn

Sau khi đã được đăng ký kết hôn thì hai bạn sẽ được tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Từ khi hai bạn được nhận giấy kết hôn thì bạn chính thức là vợ chồng và có quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm với nhau theo quy định của pháp luật

Trên đây là tư vần của Luật sư cho câu hỏi: Trình tự giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi