Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trí tuệ nhân tạo và bản quyền tác giả có mối quan hệ như thế nào
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1145 Lượt xem

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền tác giả có mối quan hệ như thế nào

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hoạt động kinh tế (kinh tế kỹ thuật số), thương mại điện tử, trò chơi giải trí, hoạt động văn học – nghệ thuật , định dạng chữ viết, định dạng âm thanh trong sản phẩm trí tuệ như văn học, âm nhạc, chẩn đoán bệnh tật, giải phẫu điều trị bệnh cho người, gia súc, thực hiện chương trình giáo dục, bảo vệ an ninh quốc gia…

Thời đại công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và được phát triển và có thể không cần sự can thiệp của con người. Trí tuệ nhân tạo được sử dụng, nảy sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến vai trò của con người, quyền và lợi ích của chủ thể về tài sản, về nhân thân trong các quan hệ xã hội và pháp lý cho nên cần phải được điều chỉnh bằng luật.

Vậy Trí tuệ nhân tạo và bản quyền tác giả có mối quan hệ như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Trí tuệ nhân tạo và quyền tác giả

Cho đến nay, không thể phủ nhận vai trò của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI). Trí tuệ nhân tạo đã được phôi thai, hình thành từ khi Blaise Pascal (1642), là một người Pháp đã nghiên cứu áp dụng trong lĩnh vực máy tính (máy tính Pascal).

Về trí tuệ nhân tạo, có nhiều cách hiểu khác nhau, có cách hiểu trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các thiết bị thông minh để thể thực hiện những động thái không có sẵn trong lập trình. Cách hiểu khác hiểu trí tuệ nhân tạo có thể mô phỏng các hành vi của con người. Theo các dữ liệu được lập trình, máy tính có thể thực hiện những thao tác. Trí tuệ nhân tạo có khả năng trong hành động. Suy nghĩ, hoạt động ý chí. Quá trình tự động hoá trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sáng tạo được thể hiện thông qua trí tuệ nhân tạo. 

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hoạt động kinh tế (kinh tế kỹ thuật số), thương mại điện tử, trò chơi giải trí, hoạt động văn học – nghệ thuật , định dạng chữ viết, định dạng âm thanh trong sản phẩm trí tuệ như văn học, âm nhạc, chẩn đoán bệnh tật, giải phẫu điều trị bệnh cho người, gia súc, thực hiện chương trình giáo dục, bảo vệ an ninh quốc gia… Trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia về trên toàn thế giới.

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền tác giả

Sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo liên quan đến sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật. THỂ Lập trình viên sử dụng máy tính, có thể sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật. Sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật thì quyền tác giả được xác định như thế nào? Quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do máy tính tạo ra được xác định theo tiêu chí sau:

– Tác phẩm đó phải là bản gốc;

– Tác phẩm đó là tác phẩm phái sinh nhưng lần đầu được tạo ra tương ứng với loại hình tác phẩm.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo mà tác phẩm được tạo ra, không do con người thì quyền tác giả được xác định là không công nhận quyền tác giả của tác phẩm được tạo ra bởi chương trình máy tính (trí tuệ nhân tạo). Nhưng quyền tác giả thuộc về người đã tạo ra chương trình máy tính. Chỉ có con người mới là tác giả của sản phẩm trí tuệ, chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ không thể là công nghệ.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp 4.0 thì việc bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học cũng đặt ra những vấn đề phức tạp. Trong lĩnh vực điện ảnh, những kịch bản phim, tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn được áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra.

Thậm chí, những sản phẩm nghệ thuật trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc được áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra và trình diễn rất đặc sắc, không thua kém con người. Vấn đề bảo vệ bản quyền như thế nào trong môi trường kỹ thuật số, đặt ra cho các nhà luật học những câu hỏi cần phải được giải quyết. Một số quốc gia đã quan tâm đến vấn đề này và cũng có động thái sửa đổi Luật Bản quyền.

Tại Nhật Bản, đã quan tâm đến việc cải thiện chế độ IP phục vụ thích ứng môi trường số, bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo. Nhằm giải quyết vấn đề này, tại Anh quốc cũng đã sửa đổi Luật Bản quyền nhằm đổi mới và thúc đẩy kinh tế quốc gia. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cũng đều quan tâm đến vấn đề này. Tại Việt Nam, có Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT BTTTT-BVHTTDL quy trình rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông (ISP), nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Trí tuệ nhân tạo với công nghệ AI, các chương trình máy tính không còn là một công cụ, nó thực sự tham gia nhiều vào quá trình sáng tạo mà không cần sự can thiệp của con người. Trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng để tạo ra các tác phẩm âm nhạc, báo chí và game, theo đó quyền tác giả được xác định như thế nào?

Theo truyền thống pháp luật thế giới và Việt Nam, tác giả phải là con người tự nhiên và trực tiếp tạo ra tác phẩm, công trình mới được bảo hộ quyền tác giả. Còn việc con người sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ, kể cả áp dụng trí tuệ nhân tạo thì để tạo ra tác phẩm, thì kết quả sáng tạo đều do con người. Tác giả là người tạo ra chương trình máy tính. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan bản quyền quy định tác phẩm được đăng ký bản quyền với điều kiện tác phẩm đó được tạo ra bởi con người.

Người tạo ra tác phẩm đó có thể là một cá nhân hoặc nhiều cá nhân phải xác định. đCòn nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra tác phẩm, công trình. Tác giả cuốn sách chuyên khảo này có những căn cứ sau đây để có cơ sở xác định quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra.

1) Tự thân trí tuệ nhân tạo không thể tạo ra bất cứ một thứ gì nếu không có sự tác động của con người. Con người bằng trí tuệ và sáng tạo của mình đã tạo ra hệ thống kỹ thuật, công nghệ có chủ đích nhằm phục vụ những lợi ích của con người. Trí tuệ nhân tạo là sản phẩm sáng tạo của con người. Bằng tri thức khoa học, công nghệ, sự sáng tạo không cùng của con người, theo đó sản phẩm trí tuệ được tạo ra, trong đó có trí tuệ nhân tạo. Vì con người sử dụng chính sản phẩm trí tuệ của mình để tạo ra các sản phẩm trí tuệ khác.

Sản phẩm trí tuệ chỉ là một khái niệm do con người quy ước đặt tên và mang tính áp đặt. Với cơ sở biện chứng này, con người tạo ra sản phẩm trí tuệ là trí tuệ nhân tạo, có quyền của người tạo ra sản phẩm trí tuệ này là các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Còn việc con người áp dụng sản phẩm trí tuệ là trí tuệ nhân tạo để tạo ra các sản phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính là tác giả của các sản phẩm sáng tạo trí tuệ này. Các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra tác phẩm, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2) Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa con người sáng tạo trí tuệ và trí tuệ nhân tạo được áp dụng để tạo ra các sản phẩm là đối tượng của quyền tác giả là như nhau. Các công nghệ trong đó có trí tuệ nhân tạo đều phải do con người tạo ra. Các tác giả sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ này được công nhận là tác giả, có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với sản phẩm sáng tạo trí tuệ được tạo ra theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Người áp dụng các sản phẩm trí tuệ như trí tuệ nhân tạo để tạo ra một sản phẩm trí tuệ khác như một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thì người áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các sản phẩm trí tuệ này là tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu được tạo ra do áp dụng trí tuệ nhân tạo thuộc quyền tác giả của người đã trực tiếp sáng tạo.

Vì vậy, không có bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào, kể cả trí tuệ nhân tạo lại được thừa nhận là tác giả. Vì các phương tiện kỹ thuật, công nghệ dù có tân tiến đến đâu cũng đều do con người tạo ra và con người sử dụng chúng nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Các sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, nếu không có con người sử dụng, tác động đều là những vật chất vô tri, vô giác. Vật chỉ là đối tượng bị tác động và là đối tượng của quan hệ nhất định, không thể là chủ thể của quan hệ xã hội bất kỳ nào, trong đó có quan hệ của quyền tác giả, nếu không có con người.

3) Với những căn cứ xác định và phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra các tiêu chí xác định tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra theo chủ đích của con người, thì quyền tác giả được xác định như sau:

a) Cá nhân hay nhiều cá nhân áp dụng trí tuệ nhân tạo để trực tiếp tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính, thì cá nhân, nhiều cá nhân bằng lao động sáng tạo trí tuệ của mình tạo ra tác phẩm. Công trình thông qua việc áp dụng trí tuệ nhân tạo là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình.

b) Trí tuệ nhân tạo được tạo ra bởi con người, theo đó cá nhân hay nhiều cá nhân tạo ra sản phẩm trí tuệ nhân tạo này là tác giả của các sản phẩm trí tuệ thuộc nhóm trí tuệ nhân tạo, có các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

c) Cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ nhân tạo thông qua giao dịch cho thuê, cho mượn sản phẩm là trí tuệ nhân tạo mà bên thuê đã áp dụng trí tuệ nhân tạo này để tạo ra sản phẩm trí tuệ thuộc quyền tác giả thì người trực tiếp sử dụng trí tuệ nhân tạo do thuê, mượn để tạo ra tác phẩm, công trình là tác giả của sản phẩm trí tuệ được tạo ra, bên cho thuê, cho mượn sản phẩm trí tuệ nhân tạo không thể là tác giả của tác phẩm. Lợi ích của bên cho thuê, chỉ là những lợi ích kinh tế là khoản tiền cho thuê sản phẩm trí tuệ nhân tạo theo thỏa thuận.

d) Cơ quan, tổ chức giao nghĩa vụ hoặc cung cấp kinh phí cho cá nhân hoặc nhiều cá nhân do mình quản lý hoặc thuê sáng tạo và cung cấp phương tiện là trí tuệ nhân tạo cho người sáng tạo, người này đã tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính, thì tác giả vẫn thuộc về người sáng tạo, cơ quan, tổ chức, người thuế sáng tạo chỉ là chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Với những căn cứ trên, các cơ quan xét xử giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền tác giả do áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các tác phẩm, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính có căn cứ để giải quyết, như giải quyết tranh chấp về quyền tác giả thông thường khác.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi