Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2078 Lượt xem

Trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhiều người thắc mắc rằng trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?, vậy để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Khoản 4 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật lao động thì Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

Do đó, người lao động khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu vẫn có thể tiếp tục lao động tại các đơn vị sử dụng lao động.

Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định: Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, người trên 60 tuổi, thậm chí là đã đủ tuổi hưởng hưu trí nhưng không thuộc trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì vẫn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bình thường.

Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”. Như vậy, những người trên 60 tuổi và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ là đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có quan hệ lao động (làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên); về cơ bản được thực hiện với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất; trách nhiệm đóng góp được quy định thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động.

Ngoài các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp mang tính chia sẻ giữa người khỏe mạnh với người bị ốm đau, tai nạn rủi ro; chế độ hưu trí trong chính sách BHXH đang được thiết kế rất có lợi cho người lao động với mức hưởng đang cao hơn nhiều so với mức đóng góp.Việc mức hưởng đang cao hơn gấp nhiều lần so với mức đóng, trong khi thời gian hưởng dài hơn so với thời gian đóng góp. Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được hưởng chính sách BHYT do Quỹ BHXH bảo đảm, khi qua đời thân nhân được hưởng chế độ mai táng và trợ cấp tuất. Như vậy, việc tham gia BHXH là hoàn toàn có lợi đối với người lao động.

Lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện đã đem lại lợi ích rất rõ, đó là cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí – lương hưu khi về già. Đối với những người tham gia BHXH bắt buộc, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng góp thì thay vì chỉ được hưởng BHXH một lần như trước đây, có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện và lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng ngay lương hưu.

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Người tham gia cũng có thể lựa chọn phương thức đóng rất linh hoạt: đóng hằng tháng, hằng quý, sáu tháng, hằng năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm.

Ngoài các quyền lợi về lương hưu hằng tháng được xác định dựa trên mức đóng và thời gian tham gia của người lao động, mức lương hưu tiếp tục được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế và khả năng cân đối của quỹ BHXH từng thời kỳ.

Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể, với ba mức hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo; và 10% đối với các đối tượng còn lại. Và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.

Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH và thực hiện các biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng quỹ; bảo đảm mọi người tham gia đều được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lập danh sách khống để nhận tiền bảo hiểm xã hội

Công ty tôi lập danh sách số người lao động ốm đau, thai sản không đúng với thực tế để nhận tiền bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt như thế...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Những loại tranh chấp xã hội thường gặp là gì?

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội do nhà nước quy...

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản mới nhất năm 2025

Chế độ thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được hướng dẫn bởi Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH và một số văn bản khác. Người lao động rất quan tâm đến mức hưởng chế độ này. Liên quan đến cách tính tiền thai sản, điều kiện hưởng chế...

Chốt sổ bảo hiểm rồi có được giải quyết chế độ ốm đau hay không?

Trường hợp công ty báo giảm lao động, chốt sổ bảo hiểm cho lao động nhưng lao động đó chưa được giải quyết chế độ ốm đau thì sau thời điểm này có làm hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau được nữa không? Cảm...

Xem thêm