Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự mới nhất
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2887 Lượt xem

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự mới nhất

Xâm phạm quyền bình đẩng của phụ nữ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự mới nhất quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới như sau:

“1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tư vấn và bình luận về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của người bị hại gây đau đớn về thể xác (như đánh, đá…) nhằm làm cho người phụ nữ không thể thực hiện được việc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội… Việc dùng vũ lực có thể có hoặc không kèm theo hung khí (như gậy, gộc, dao…).

Ví dụ: Chồng đánh vợ, cấm không cho vợ tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội; cha đánh con gái không cho con gái đi học…

–  Có hành vi nghiêm trọng khác. Như đe doạ, uy hiếp tinh thần để cưỡng ép người phụ nữ hoặc ngược đãi người phụ nữ, lợi dụng mê tín dị đoan để doạ nạt… nhằm cản trở làm cho người phụ nữ không thể tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học…

Lưu ý:

+ Ngoài tội xâm phạm quyền bình đẳng của người phụ nữ, thực tiễn nếu người phạm tội sử dụng hành vi dùng vũ lực đối với phụ nữ có đủ căn cứ của tội gây thương tích  gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác, thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó; Nếu sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác đối xử tàn ác với người phụ nữ lệ thuộc vào người phạm tội thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác (Điều 110 Bộ luật Hình sự); Nếu sử dụng vũ lực hành hạ người phụ nữ là bà nội, bà ngoại, mẹ ruột, mẹ nuôi, vợ, con gái ruột, con gái nuôi, cháu gái hoặc người phụ nữ có công nuôi dưỡng đối với người phạm tội, thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu (Điều 151 Bộ luật Hình sự).             

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở quyền bình đẳng của người phụ nữ, không phụ thuộc vào việc người phụ nữ có bị cản trở quyền bình đẳng hay không.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới về hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm cản trở người phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (Thông thường là cha với con gái, chồng với vợ, anh với em gái).

Thứ hai: Về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự

Điều luật quy định tội phạm này chỉ có một khung hình phạt duy nhất với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự mới nhất mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi