Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định Bộ luật hình sự
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5760 Lượt xem

Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định Bộ luật hình sự

Ra quyết định trái pháp luật, được hiểu là hành vi của ngưòi có thẩm quyền trong hoạt động điểu tra, truy tố, xét xử, thi hành án và ban hành quyết định (không phải là bản án) mà biết rõ là quyết định đó không đúng vói quy định pháp luật (được áp dụng để giải quyết vụ án đó.

Khái niệm tội ra quyết định trái pháp luật?

Tội ra quyết định trái pháp luật được quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật

1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Dẫn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Dẫn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó: Ra quyết định trái pháp luật, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và ban hành quyết định (không phải là bản án) mà biết rõ là quyết định đó không đúng với quy định pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án đó.

Tư vấn về tội ra quyết định trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật

– Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi. Có hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ký và ban hành các quyết định theo quy định của pháp luật về tố tụng (hình sự, dân sự, lao động, hành chính) thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không phải là quyết định khởi tố, truy tố trong hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể là:

–  Đối với cơ quan điều tra: Có quyền ra các quyết định như sau: quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết định ủy thác điều tra; quyết định phục hồi điều tra, bổ sung điều tra, điều tra lại, quyết định khởi tố vụ án…

Lưu ý:

 Cơ quan điều tra chỉ ra các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự vì cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Các lĩnh vực dân sự, lao động, hành chính, kinh tế thì các cơ quan điều tra không có thẩm quyền.

–  Đối với Viện kiểm sát nhân dân: về án hình sự, có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định áp dụng, hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án; quyết định chuvển vụ án, quyết định hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra, quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

–  Đối với các lĩnh vực dân sự, hành chính, lao động thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định khởi tố vụ án (như đối với án dân sự), quyết định kháng nghị…

–  Đối với Tòa án nhân dân: Có thẩm quyền ra các quyết định (gồm cả án hình sự, dân sự, hôn nhân, lao động, hành chính) sau: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (chỉ trong vụ án hình sự); quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn…

–  Đối với các cơ quan thi hành án: Có thẩm quyền ra các quyết định sau: quyết định thi hành án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ thi hành án; quyết định cưỡng chế thi hành án; quyết định hoãn thi hành án…

Lưu ý:

 Trường hợp người tiến hành tố tụng ra các quyết định gồm quyết định khởi tố bị can, quyết định truy tố bị can, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội hoặc tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (quy định tại Điều 368 và 369 Bộ luật Hình sự).

+ Về hậu quả: Hậu quả gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội này.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

– Thiệt hại về vật chất: thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân như làm thất thoát tài sản Nhà nước, làm mất tài sản của tổ chức, cá nhân…

– Thiệt hại về tinh thần (chỉ đối với cá nhân): Như xâm phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền khác của công dân (quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể…).

–  Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Ngoài ra còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội ra quyết định trái pháp luật thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và phải biết rõ việc ra bản án đó là trái quy định của pháp luật được áp dụng để giải quyết các loại án hoặc thi hành án nhưng vẫn thực hiện. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội ra quyết định trái pháp luật là chủ thể đặc biệt. Cụ thể là những người tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền thi hành án sau đây: Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Khung ba (khoản 3)

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Dẫn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

– Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định Bộ luật hình sự mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi