Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
  • Thứ năm, 07/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1175 Lượt xem

Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn

Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không đảm bảo an toàn.

Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 269 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Bộ Luật Hình sự 2017 về Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn như sau:

Điều 269. Tội đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn

Tư vấn và bình luận về tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn theo Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có hành vi cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn (xem giải thích tương tự tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn).

– Dấu hiệu khác. Hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý, kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lưu ý: Phương tiện giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn kỹ thuật phải được xác định rõ ràng, tức là có thể dễ dàng nhận biết ngay hoặc nhìn thấy ngay mà không cần kiểm tra kỹ thuật. Đây là dấu hiệu khách quan bắt buộc, cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này vói lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều động phương tiện giao thông đường sắt hoặc là người có trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹthuật của phương tiện giao thông đường sắt

Thứ hai: về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia là ba khung cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1)

Có thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

–  Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

–  Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn

–  Khung bốn (khoản 4)

 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hành vi khai thác trái phép cây rừng và vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép

Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu...

Cách tính thời hạn điều tra vụ án hình sự?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là khoảng thời gian tối đa mà các cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án, hoàn thành hoạt động điều tra vụ án hình...

Không tặc là gì?

Không tặc được hiểu là những hành vi chiếm đoạt bao gồm cả cưỡng đoạt, bắt cóc tàu bay dân dụng, ngoài ra là các hành vi bất hợp pháp nhằm xâm phạm đến hoạt động hàng không dân dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến với hoạt động hàng không và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của phi hành đoàn cũng như của hành khách trên tàu...

Hình phạt là gì theo quy định của Bộ luật hình sự?

Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết...

Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị khởi tố?

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bắt đầu bằng quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng quyết định đình chỉ điều tra hoặc Bản kết luận điều tra và đề nghị truy...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi