Trang chủ Thông tin cần biết Số điện thoại, Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội
  • Thứ bẩy, 25/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 4409 Lượt xem

Số điện thoại, Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân quận Ba Đình cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài

Tòa án nhân dân quận Ba Đình có thẩm quyền giải quyết rất nhiều vụ việc về dân sự, hình sự, hành chính,… Mặc dù vậy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp lại không biết được Tòa án có trụ sở ở đâu, Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án như thế nào?

Hiểu rõ những vấn đề đó, chúng tôi thực hiện biên soạn nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết, sẽ giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về toà án nhân dân thuộc quận Ba Đình.

Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân quận Ba Đình

Tòa án nhân dân quận Ba Đình có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Với nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Ba Đình được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đó là:

Thứ nhất: Về giải quyết vụ án hình sự của TAND quận Ba Đình

Dựa theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm thì Toà án nhân dân quận Ba Đình và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

– Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

– Các Tội giết người, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 125, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126;

+ Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Điều 227,

+ Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay Điều 277;

 + Tội cản trở giao thông đường không Điều 278, Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn Điều 279, Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không Điều 280;

+ Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ Điều 282; Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 283,

+ Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 284;

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 286; Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 287; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Điều 288;

+ Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước Điều 337;

+ Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội Điều 368; Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Điều 369;

+ Tội ra bản án trái pháp luật Điều 370; Tội ra quyết định trái pháp luật Điều 371;

+ Tội đầu hàng địch Điều 399 và Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh Điều 400 của Bộ luật hình sự;

– Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như vậy có thể thấy Tòa án nhân dân quận Ba Đình có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS 2015.

Thứ hai: Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của TAND quận Ba Đình

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân quận Ba Đình cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài sau:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình (thủ tục ly hôn) quy định tại Điều 26 và Điều 28 BLTTDS 2015, trừ những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh hoặc trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính

>>>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin ly hôn

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS 2015.

Ngoài ra Tòa án cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau:

+ Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con;

+ Về nhận cha, mẹ, con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Những yêu cầu sau thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện:

+ Yêu cầu về dân sự được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 BLTTDS 2015.

+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 BLTTDS.

+ Yêu cầu về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của BLTTDS 2015.

+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 BLTTDS 2015.

Lưu ý: Những TAND cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Còn TAND cấp huyện đã có các Tòa chuyên trách thì:

+ Tòa dân sự TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện (Điều 35 của BLTTDS).

+ Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện (Điều 35 của BLTTDS).

Thứ ba: Thẩm quyền giải quyết vụ việc hành chính của TAND quận Ba Đình

Cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác, Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính như sau:

+ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

+ Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Ba Đình ở đâu?

Tòa án nhân dân quận Ba Đình có địa chỉ: số 53 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại Tòa án nhân dân quận Ba Đình

Số điện thoại tòa án nhân nhân quận Ba Đình là 02437.666.805

Mã số thuế: 0108686151

Thời gian làm việc của Tòa án nhân dân quận Ba Đình

Dựa theo Công văn Số: 141A/TANDTC-VP V/v phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ban hành ngày ngày 23 tháng 4 năm 2020 có đề cập đến thời gian làm việc của Toà án nhân dân nói chung.

Thời gian làm việc của toàn án nhân dân quận Ba Đình theo giờ hành chính Từ thứ hai đến hết thứ 6 như sau:

Sáng: 08h -12h

Chiều 13h – 17h

Tuy nhiên, kể từ ngày 23/4/2020, các Tòa án, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nghiêm các nội dung:

– Yêu cầu công chức, người lao động đến làm việc tại trụ sở cơ quan.

– Đưa các vụ án, vụ việc đã bị tạm dừng ra xét xử, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Tập trung lên lịch xét xử, giải quyết các vụ việc kể cả vào ngày thứ bảy, chủ nhật để bảo đảm tiến độ, thời hạn giải quyết. Trường hợp không có đủ phòng họp, phòng xét xử thì tổ chức thuê phòng họp, bố trí phòng xét xử đáp ứng đủ điều kiện.

– Ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ việc chuẩn bị hết thời hạn xét xử, giải quyết; các vụ án liên quan đến phòng chống dịch COVID-19; các vụ việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm;…

Như vậy dựa trên công văn Số: 141A/TANDTC-VP có thể thấy thời gian làm việc của Toà án nhân dân quận Ba Đình hiện nay làm việc từ thứ hai đến chủ nhật. Song thời gian làm việc này có thể thay đổi tuỳ theo diễn biến tình hình thực tế từ đó Tòa án nhân dân tối cao sẽ có chỉ đạo yêu cầu Chánh án các Tòa án, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức riêng.

Chánh án Tòa án nhân dân quận Ba Đình

Tòa án nhân dân quận Ba Đình hiện có 35 công chức, trong đó có 19 Thẩm phán.

Chánh án hiện nay là Ông Nguyễn Sinh Thành; Các Phó Chánh án: Bà Lê Thị Minh Huệ và Bà Ngô Thị Vân.

Theo đó Chánh án toà án nhân dân quận Ba Đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức với nhiệm kỳ bổ nhiệm là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Theo quy định pháp luật thì Chánh án Tòa án nhân dân Quân Ba Đình, Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân Quân Ba Đình, Hà Nội; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

– Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Tòa án nhân dân quận Ba Đình trong chuyên mục Tòa án nhân dân. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi