Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty đào tạo như thế nào?
  • Thứ hai, 11/09/2023 |
  • Chưa được phân loại |
  • 1125 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty đào tạo như thế nào?

Hầu hết các ngành trong lĩnh vực đào tạo đều cần đáp ứng những điều kiện riêng biệt và thực hiện xin giấy phép kinh doanh thì mới có thể đi vào hoạt động.

Trong xã hội hiện đại như ngày nay thì gần như công việc nào cũng đòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết nhất định. Đó là lý do ra đời của các công ty chuyên về đào tạo – nơi cung cấp, trang bị những kiến thức, kỹ năng cho người được đào tạo để áp dụng vào cuộc sống. 

Kinh doanh ngành nghề đào tạo là một lĩnh vực tương đối đặc biệt, cần thực hiện thủ tục và đảm bảo các điều kiện nhất định thì công ty mới có thể đăng ký thành lập và đi vào kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về thủ tục Thành lập công ty đào tạo.

Cần chuẩn bị những gì khi thành lập công ty đào tạo?

Để thành lập công ty đào tạo tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị các thông tin cần thiết sau đây:

– Chủ thể thành lập công ty đào tạo: Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty đào tạo trừ trường hợp:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;…..

– Trụ sở công ty: Trụ sở công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). 

– Đặt tên công ty

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng.

+ Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,…

– Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh: Hiện nay, với đa dạng ngành nghề kinh doanh đào tạo, công ty có thể lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện tài chính, nhân công của mình.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty đào tạo: Người đại diện theo pháp luật của công ty phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.

Hồ sơ thành lập công ty đào tạo bao gồm những gì?

Trong thủ tục thành lập công ty đào tạo, bước cơ bản và nắm giữ vai trò vô cùng quan trong là chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đào tạo.

Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty đào tạo bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty đào tạo.

– Bản dự thảo điều lệ của công ty.

– Tài liệu chứng minh nhân thân của thành viên công ty, cổ đông công ty gồm: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thành viên là tổ chức.

– Danh sách thành viên công ty, cổ đông công ty.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền người khác nộp hồ sơ.

Lưu ý:

– Soạn thảo điều lệ của công ty phải bao gồm các nội dung chính như sau:

+ Tên công ty.

+ Địa chỉ trụ sở công ty.

+ Mã ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo.

+ Vốn điều lệ của công ty.

+ Thông tin của các thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông của các loại hình công ty.

+ Cụ thể giá trị về phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông công ty.

+ Ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông công ty.

+ Cơ cấu tổ chức của công ty.

+ Người đại diện theo pháp luật cho công ty đào tạo.

+ Cách thức thông qua quyết định.

+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty.

+ Các vấn đề về thù lao, tiền lương, thưởng cho quản lý, kiểm sát viên.

+ Vấn đề quyền yêu cầu công ty mua lại vốn góp, cổ phần công ty.

+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận, cách giải quyết lỗ.

+ Vấn đề về khi giải thể công ty.

+ Cách thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

Quý khách hàng có thể liên hệ tới Luật Hoàng Phi để được tư vấn hoặc làm dịch vụ về hồ sơ thành lập công ty.

Mã ngành nghề công ty đào tạo

Khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đào tạo cần ghi đúng ngành nghề đào tạo, quý khách hàng có thể tham khảo các mã ngành dưới đây như sau:

STTMã ngành cấp 4Tên ngành nghề
1.8510Giáo dục mầm non.
2.8520Giáo dục tiểu học.
3.8531Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông.
4.8532Giáo dục nghề nghiệp.
5.8541Đào tạo cao đẳng.
6.8542Đào tạo đại học và sau đại học.
7.8551Giáo dục thể thao và giải trí.
8.8552Giáo dục văn hoá nghệ thuật.
9.8559Giáo dục khác:

Dịch vụ dạy kèm.

Giáo dục dự bị.

Dạy ngoại ngữ,  kỹ năng đàm thoại.

Dạy lái xe cho người không hành nghề lái xe.

Đào tạo tự vệ.

Dạy máy tính.

Điều kiện thành lập công ty đào tạo

Hầu hết các ngành trong lĩnh vực đào tạo đều cần đáp ứng những điều kiện riêng biệt và thực hiện xin giấy phép kinh doanh thì mới có thể đi vào hoạt động.

Dưới đây tôi xin lấy ví về điều kiện thủ tục thành lập trường mầm non như sau:

– Điều kiện thành lập trường mầm non:

+ Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

+ Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung giáo dục, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm xây dựng, tổ chức, tài chính, phương hướng chiến lược của trường mầm non.

– Trình tự xin cấp phép thành lập:

+ Chuẩn bị hồ sơ bao gồm thành phần chính:

Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non gồm các nội dung: lý do thành lập, tên trường, địa điểm trụ sở.

Đề án thành lập trường mầm non.

+ Sau đó gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thẩm định điều kiện thành lập trường mầm non, gửi các phòng, ban ngành có liên quan để thẩm định hồ sơ, việc này được tiến hành trong thời gian

+ Chủ tịch Ủy ban nhân là người quyết định, cho phép thành lập trường mầm non, với trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

– Để đi vào hoạt động các trường mầm non còn phải đáp ứng điều kiện về:

+ Được Chủ tịch ủy ban hân dân cấp huyện cho phép thành lập.

+ Đảm bảo các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2017.

– Thực hiện thủ tục để trường mầm non đi vào hoạt động:

+ Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Đề nghị cho phép hoạt động.

Quyết định cho phép thành lập trường mầm non.

Danh sách hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, giáo viên, hợp đồng.

Chương trình giáo dục và các tài liệu phục vụ giáo dục.

Số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị.

Giấy tờ khác như: xác nhận quyền sử dụng đất, nguồn vốn, chi phí,…

Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non.

+ Gửi đến Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đạo tào sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, ra quyết định cho phép hoạt động hoặc từ chối và nêu rõ lý do.

->>> Tham khảo thêm : Thành lập công ty tnhh

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty đào tạo

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Giấy chứng nhận đăng ký công ty đào tạo sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với Công ty TNHH;

– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Dịch vụ thành lập công ty đào tạo của Luật Hoàng Phi

Từ những nội dung dung trên ta thấy được rằng để thành lập công ty đào tạo và đi vào hoạt động phải trải qua rất nhiều công đoạn và điều kiện khắt khe nghiêm ngặt. Do đó không phải bất cứ ai cũng có thể tự thực hiện được thủ tục này nếu chưa có kiến thức pháp luật về doanh nghiệp cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế.

Vì lẽ đó mà các chủ thể khi thực hiện thủ tục thành lập công ty đào tạo hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể và cung cấp các dịch vụ:

– Tư vấn đăng ký thành lập công ty.

– Tư vấn các điều kiện thành lập công ty đào tạo phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

– Thực hiện chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đăng ký thành lập và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

– Làm việc với cơ quan nhà nước.

– Tư vấn công việc liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói giúp cho khách hàng có thể có đủ các điều kiện pháp lý để công ty đào tạo có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi.

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục thành lập công ty đào tạo, để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ Luật Hoàng Phi 0981.378.999 hoặc email lienhe@luathoangphi.vn.

->>> Tham khảo thêm : Thành lập công ty cổ phần

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm là thủ tục pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu quán cơm thực hiện chuẩn bị hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ - giấy chứng nhận đăng ký nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi