Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục Thành lập công ty công nghệ thông tin
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Chưa được phân loại |
  • 2844 Lượt xem

Thủ tục Thành lập công ty công nghệ thông tin

Pháp luật Việt Nam cho pháp các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, để thành lập công ty công nghệ thông tin, Quý khách hàng cần phải tìm hiểu kĩ ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành công nghệ thông tin có sự phát triển không ngừng nghỉ, việc thành lập công ty công nghệ thông tin là một hướng đi tất yếu được các cá nhân, tổ chức quan tâm và có ý tưởng đầu tư.

Thành lập công ty để kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin thì phải làm như thế nào. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là một nhánh của ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ, chuyển đổi, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.

Ai có thể thành lập công ty công nghệ thông tin?

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định dưới đây:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trên đây là quy định chung về quyền thành lập, góp vốn doanh nghiệp. Khi thành lập công ty công nghệ thông tin, quý vị cần phải tham khảo quy định về điều kiện của ngành nghề và đáp ứng được những điều kiện đó thì công ty mới có thể hoạt động chính thức được.

Hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin

Hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin bao gồm:

– Giấy đề nghị giấy phép đăng kí kinh doanh, thành lập công ty công nghệ thông tin.

– Dự thảo điều lệ công ty công nghệ thông tin .

– Danh sách cổ đông hoặc thành viên trong công ty.

– Quyết định góp vốn ( trong trường hợp tổ chức tham gia góp vốn).

– Văn bản ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

– Và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh của công ty công nghệ thông tin gồm những gì?

Pháp luật Việt Nam cho pháp các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, để tiến hành thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin, Quý khách hàng cần phải tìm hiểu kĩ ngành nghề kinh doanh cụ thể như sau:

– Mã ngành 5820 là xuất bản phần mềm.

– Mã ngành 6190 là hoạt động viễn thông khác.

– Mã ngành 6202 là lập trình máy vi tính.

– Mã ngành 6202 là tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính.

– Mã ngành 6209 là hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính, chi tiết:

+ Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và máy vi tính khác chưa được phân loại vào đâu như: khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.

+ Hoạt động công nghiệp phần cứng.

+ Hoạt động công nghiệp phần mềm

+ Hoạt động công nghiệp nội dung.

+ Mã ngành 6311 là xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan    .

+ Mã ngành 6312 là cổng thông tin.

+ Mã ngành 6329 là dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu.

+ Mã ngành 7310 là quảng cáo.

Thành lập công ty công nghệ thông tin cần phải chú ý những gì?

– Lĩnh vực kinh doanh về công nghệ thông tin có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì thế doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật.Nếu doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động ngay khi có giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty công nghệ thông tin, Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau đây:

+ Công ty cổ phần.

+  Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

+ Công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân.

– Về tên cho công ty công nghệ thông tin:

+ Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định tên doanh nghiệp phải đảm bảo là tên Tiếng Việt có chứa hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

+ Không đặt tên trùng hoặc tương tự, cố gây nhầm lẫn với tên Doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.

+ Sử dụng từ ngữ khi đặt tên phải đảm bảo không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Nghiêm cấm việc sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Ví dụ: công ty cổ phần FPT, công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính NÉT, công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân, công ty cổ phần ứng dụng và dịch vụ công nghệ cao ASTEC…

– Về trụ sở chính cho công ty công nghệ thông tin:

Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

“Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

– Việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty công nghệ thông tin:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải  là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không nằm trong nhóm đối tượng mà pháp luật cấm, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, không sử dụng thông tin, bí quyết, không lợi dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản doanh nghiệp để tư lợi.

Trong suốt quá trình làm việc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về thành lập công ty công nghệ thông tin của Luật Hoàng Phi muốn gửi đến Quý khách hàng tham khảo. Mọi vướng mắc và muốn hỗ trợ tư vấn thêm hay liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0981.378.999 để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (14 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu cho tấm nhựa ốp tường

Theo quy định thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ mất khoảng 12 - 14 tháng, tuy nhiên, thực tế, thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài trung bình từ 18 - 24 tháng, thậm chí thời gian này có thể kéo dài hơn do hồ sơ vướng...

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi