Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên
  • Thứ hai, 16/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 271 Lượt xem

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên

Tạm ngừng kinh doanh được coi là thủ tục để doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh của mình bao gồm quảng bá, tiếp thị, thương mại,…vì những lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc.

Doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng khó khăn có thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật, việc tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định lại định hướng phát triển công ty. Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên để quý độc giả tham khảo.

Tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên cần điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. 

Ngày chuyển tình trạng pháp lý Tạm ngừng kinh doanh là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý Tạm ngừng kinh doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Tạm ngừng kinh doanh được coi là thủ tục để doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh của mình bao gồm quảng bá, tiếp thị, thương mại,…vì những lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc.

Trước khi thực hiện Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên cần nắm được các điều kiện để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp cần soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ, đầy đủ gửi đến cơ quan quản lý trước 03 ngày kể từ ngày chính thức tạm ngừng kinh doanh;

– Mã số thuế, mã số doanh nghiệp không bị tạm khóa hoặc có văn bản hạn chế thay đổi của cơ quan quản lý;

– Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên

Theo quy định của pháp luật hiện hành khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên bao gồm:

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là các bước và trình tự tiến hành tạm ngừng kinh doanh khi Doanh nghiệp, Công ty hoặc Hộ kinh doanh, các cửa hàng ngừng kinh doanh trong một thời hạn nhất định và khi hết thời hạn đó thì lại tiếp tục kinh doanh.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh không khó nhưng nếu doanh nghiệp không nắm rõ thủ tục sẽ gặp nhiều khó khăn, làm chậm thời gian muốn tạm ngừng kinh doanh của công ty, thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên

Tùy thuộc vào từng loại hình công ty thì tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo nội dung dã hướng dẫn ở trên, nếu gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được tư vấn chi tiết hơn.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Đối với TP. Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp nghiệp trên địa bàn quận Long Biên nói riêng sẽ bắt buộc phải nộp hồ sơ online qua cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng theo đường link  https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ 

thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ và có thông báo kết quả tới doanh nghiệp như sau:

– Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp nộp lại.

– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

Những việc cần làm sau khi tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải làm những việc sau:

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;

– Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

– Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh

1. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

b) Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuếlà thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản.

Căn cứ theo quy định trên thấy được rằng phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp biết về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Như vậy doanh nghiệp không cần phải thông báo với cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh.

– Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế nếu tạm ngừng kinh doanh trọn năm. 

– Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, hồ sơ quyết toán năm.

– Không được sử dụng hóa đơn khi tạm ngừng kinh doanh 

+ Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

+ Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Long Biên, mọi vấn đề cần tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 0981.378.999 để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi