Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 420 Lượt xem

Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024

Khi nhận thấy đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp vào Cục sở hữu trí tuệ có dấu hiệu xâm phạm, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi ý kiến của mình tới Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp hoặc không cấp đối với đơn đăng ký đó.

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc nếu chủ sở hữu nhãn hiệu muốn được bảo hộ và ghi nhận quyền sở hữu cho logo hoặc thương hiệu của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ sở hữu không thực sự quan tâm đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu này, dẫn tới việc bên thứ ba nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó trước khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký.

Trên cơ sở quyền ưu tiên về việc nộp đơn, các bên thứ ba này hoàn toàn có khả năng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu, do đó, chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu cần ngăn cản bằng việc thực hiện Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời gian hạn định.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp khác, nó có thể là tên gọi (thương hiệu), là phần hình (logo) hoặc cũng có thể tồn tại dưới dạng âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt nó một cách dễ dàng.

Đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đơn đăng ký nhãn hiệu là hồ sơ bắt buộc mà chủ sở hữu cần nộp tới cơ quan có thẩm quyền, cụ thể tại Việt Nam là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, để cơ quan này xem xét và thẩm định nhãn hiệu của chủ sở hữu có đáp ứng các điều kiện để được chấp thuận bảo hộ hay không. Theo đó, tất cả các bên nếu muốn được ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu thì cần nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu kèm theo nhãn hiệu muốn độc quyền và danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ muốn được bảo hộ.

Hình thức phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Khi nhận thấy đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp vào Cục sở hữu trí tuệ có dấu hiệu xâm phạm, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi ý kiến của mình tới Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp hoặc không cấp đối với đơn đăng ký đó.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền thực hiện một trong 2 cách sau để đưa ra quan điểm của mình về đơn đăng ký đang nộp tới Cục sở hữu trí tuệ:

Cách 1: Đưa ra ý kiến của mình bằng văn bản:

Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình và phải lập thành văn bản về ý kiến của mình kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh ý kiến đó và gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu xâm phạm.

Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba này được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

Cách 2: Thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu:

Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu và phải lập thành văn bản Phản đối đơn kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí cho việc phản đối đơn.

Thời hạn để tiến hành thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022, để thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, người phản đối cần thực hiện trong thời hạn 5 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố.

Nếu quá thời hạn nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ không tiếp nhận đơn phản đối của bên thứ ba đối với nhãn hiệu đã công bố (Trường hợp này, các bên thứ ba chỉ còn cách đưa ra ý kiến của mình bằng văn bản để gửi tới Cục sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, đây sẽ chỉ được coi là nguồn thông tin tham khảo)

Hồ sơ nộp phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Để thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, người thực hiện phản đối nộp các hồ sơ sau:

– Đơn phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bao gồm các nội dung: thông tin đơn bị phản đối, thông tin chủ đơn của đơn bị phản đối, nhóm sản phẩm/ dịch vụ bị phản đối, lý do phản đối, lập luận chứng minh lý do phản đối.

– Các tài liệu hoặc thông tin chứng minh lý do phản đối.

– Văn bản ủy quyền cho đại diện thực hiện thủ tục phản đối đơn (nếu có).

Trên cơ sở hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên, người phản đối hoặc đại diện của người phản đối nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.

Quy trình thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Việc tiếp nhận và xử lý thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:

– Trường hợp xét thấy việc phản đối có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản.

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.

Sau thời hạn nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến của người nộp đơn và người thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn. Người thứ ba cũng được thông báo về kết quả thẩm định đơn tương ứng.

– Trường hợp xét thấy việc phản đối là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ không phải thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, nhưng phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do.

– Trường hợp liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến đó là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến của người thứ ba. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người thứ ba trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.

Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của cả hai bên.

Dịch vụ thực hiện Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thực hiện Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Trong quá trình thực hiện khiếu nại, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tư vấn các trường hợp phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng tham khảo;

– Tư vấn quy trình phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu và các hậu quả pháp lý của việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Thay mặt Soạn hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Nộp hồ sơ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, theo dõi hồ sơ cho đến khi ra kết quả cuối cùng.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui long liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn.

– Liên hệ yêu cầu dịch vụ: 024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh)
– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999
– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi