Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Thủ tục khiếu nại hành vi gây cản trở của Ủy ban phường
  • Thứ sáu, 29/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2089 Lượt xem

Thủ tục khiếu nại hành vi gây cản trở của Ủy ban phường

Gia đình em muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có các hộ gia đình khác làm đơn ngăn chặn. UBND phường đã mời các bên lên tiến hành họp. Tuy nhiên, thủ tục họp có nhiều sai phạm,em nghi ngờ Cán bộ địa chính phường đã cản trở việc đăng ký xin cấp bìa đỏ của gia đình. Ngoài những thông tin trên gia đình em còn thu thập thêm những hành vi, lời nói gây trở ngại khác của Cán bộ địa chính. Em muốn xin ý kiến của Luật sư về việc tố cáo cán bộ địa chính trên và cách giải quyết để gia đình có thể đăng ký xin cấp bìa đỏ.

Câu hỏi:

Gia đình em có mua một lô đất từ năm 1993 do chủ của cả khu đất chuyển nhượng. Do công tác của mẹ em nên gia đình không thể ở đó, lô đất bị những nhà xung quanh sử dụng làm đường đi. Năm 2006, gia đình em có gửi đơn kiến nghị lên UBND thành phố và đã  nhận được quyết định là giao cho UBND phường hướng dẫn gia đình kê khai, lập thủ tục xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng 10 năm nay phường không hướng dẫn kê khai. Tới 5/4/2016, gia đình em ra nộp hồ sơ để đăng ký làm bìa đỏ thì cán bộ địa chính ghi giấy hẹn tới ngày 29/4/2016. Ngày 7/4/2016, cán bộ địa chính phường gọi điện cho gia đình báo là có đơn ngăn chặn từ các hộ gia đình kia. Tới ngày 07/05/2016, tổ chức cuộc họp chỉ cho mẹ em tham dự và không cho em tham dự, biên bản làm việc không được đưa về cho gia đình, mẹ em cũng chỉ ký vào và không được đọc nội dung vì đa số bỏ trống. Sau 2 tháng không thấy phường có động tĩnh gì, ngày 29/06/2016 mẹ em viết đơn kiến nghị cho UBND Phường thì chỉ nhận được biên bản làm việc ngày 07/05/2016, nội dung trong biên bản ghi ý kiến của UBND Phường ngưng không cho nhà em kê khai, mẹ em không hề được đọc. Như vậy, cán bộ địa chính Phường đã ghi sau cuộc họp. Tính tới thời điểm này, Phường vẫn không giải quyết và cũng không đưa lên các cấp cao hơn giải quyết. Gia đình em nghi ngờ Cán bộ địa chính phường đã cản trở việc đăng ký xin cấp bìa đỏ của gia đình. Ngoài những thông tin trên gia đình em còn thu thập thêm những hành vi, lời nói gây trở ngại khác của Cán bộ địa chính.

Em muốn xin ý kiến của Luật sư về việc tố cáo cán bộ địa chính trên và cách giải quyết để gia đình có thể đăng ký xin cấp bìa đỏ.

 Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Vụ việc này là tranh chấp đất đai giữa các bên bao gồm gia đình bạn và các hộ gia đình có đơn ngăn chặn. Do vậy, vụ việc cần phải giải quyết đúng trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước hết, dù theo trình tự giải quyết tại đâu thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc.

Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai cũng được quy định chi tiết tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Nếu việc hòa giải mà không thành thì các bên giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (huyện hoặc tỉnh) theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục khiếu nại hành vi gây cản trở của Ủy ban phường

Thủ tục khiếu nại hành vi gây cản trở của Ủy ban phường

Như vậy, có thể thấy UBND phường đã có nhiều sai phạm.

Thứ nhất, UBND Phường có quyết định phải hướng dẫn gia đình kê khai, lập thủ tục xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng 10 năm không hề thực hiện.

Thứ hai, mẹ bạn là một bên tranh chấp, tham dự cuộc họp thì phải được đọc nội dung biên bản làm việc trước khi ký nhưng lại không được đọc.

Thứ ba, biên bản hòa giải phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp, nhưng UBND phường lại không thực hiện, phải sau 2 tháng, khi nhận đơn kiến nghị thì mới giao biên bản họp ngày 7/5/2016.

Thứ tư, UBND cấp xã chỉ có nhiệm vụ tiến hành hòa giải giữa các bên, không có quyền giải quyết tranh chấp, do vậy, việc UBND Phường quyết định ngưng không cho gia đình bạn kê khai là trái thẩm quyền.

Do vậy, gia đình bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục khiếu nại đối với những sai phạm trên.

Theo Luật khiếu nại 2011 quy định, người khiếu nại thực hiện khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp. 

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Như vậy, nếu bạn muốn khởi kiện có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có UBND phường đó, nếu bạn muốn khiếu nại, trước hết bạn cần khiếu nại lên chính UBND phường, nếu UBND phường giải quyết không thỏa đáng hoặc không giải quyết trong thời hạn 30 ngày từ ngày thụ lý (Điều 28 Luật khiếu nại 2011) thì bạn có quyền khiếu nại tới chủ tịch UBND phường hoặc khởi kiện ra Tòa. 

Đối với vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục ở UBND phường là hòa giải, đối với việc giải quyết tranh chấp, bạn có thể khởi kiện ra Tòa hoặc gửi đơn lên UBND cấp có thẩm quyền theo Điều 203 Luật đất đai 2013.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi