Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 231 Lượt xem

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành đăng ký sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nên thực hiện để được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng như thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ gồm những quyền gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Ai có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng?

Trước khi tìm hiểu về Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng cần nắm được các đối tượng có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng.

Theo nội dung đã giải thích ở trên thấy được rằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
– Chủ thể đáp ứng các điều kiện sau đây có quyền đăng ký sáng chế

+ Sáng chế được tạo ra bằng chính công sức và chi phí của người sáng chế;

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);

+ Cá nhân, tổ chức cùng nhau thực hiện tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sản phẩm sáng chế đó thì đều có quyền đăng ký;

+ Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phí của ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ từ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì khi đó quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

– Chủ thể sau được quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

+ Quyền nộp kiểu dáng, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

+ Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho. Hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

+ Nếu kiểu dáng được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

+ Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

– Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền cá nhân/tổ chức đăng ký bản quyền như sau:

+ Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

+ Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn i sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

– Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 – Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

+ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

+ Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

+ Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Cần chuẩn bị những gì để đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là một khái niệm rộng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, với mỗi đối tượng và loại hình đăng ký thì cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau, cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu (logo, thương hiệu)

– Tờ khai (đơn) đăng ký logo theo mẫu;

– 05 mẫu logo với kích thước 8cm x 8cm;

– Giấy ủy quyền cho đơn vị được ủy quyền được đăng ký;

– Chứng từ lệ phí nộp hồ sơ;

– Tài liệu khác liên quan theo từng trường hợp cụ thể.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ dưới hình thức quyền tác giả

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;

– Giấy cam đoan của tác giả về việc sáng tạo ra tác phẩm;

– Quyết định giao nhiệm vụ/thuê sáng tạo (nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm);

– Chứng minh nhân dân (bản photo) hoặc Giấy đăng ký doanh nghiệp của tác giả và chủ sở hữu;

– 02 bản in tác phẩm có chữ ký của chủ sở hữu (tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có tác phẩm riêng biệt khác nhau);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu (nếu có);

– Giấy ủy quyền thực hiện công việc;

– Tài liệu khác liên quan theo từng trường hợp cụ thể.

Đăng ký sở hữu trí tuệ dưới hình thức sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

– Tờ khai (đơn) đăng ký sáng chế; kiểu dáng công nghiệp;

– Bản mô tả đăng ký sáng chế; kiểu dáng công nghiệp;

– 02 Bộ Ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp;

– Yêu cầu bảo hộ đối với đăng ký sáng chế;

– Giấy ủy quyền cho đơn vị được ủy quyền được đăng ký (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi).

– Chứng từ lệ phí nộp hồ sơ

– Tài liệu khác liên quan theo từng trường hợp cụ thể.

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Quy trình chung nhất khi thực hiện Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng gồm ba bước đó là phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ để từ đó xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ đăng ký. 

Thứ nhất, phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm đăng ký sẽ có những hình thức đăng ký khác nhau cụ thể như sau:

– Đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi là đăng ký logo, thương hiệu);

– Đăng ký chỉ dẫn địa lý;

– Đăng ký sáng chế;

– Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm;

– Đăng ký giải pháp hữu ích;

– Đăng ký bản quyền tác giả (các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn);

– Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng.

Thứ hai, xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

– Đăng ký Sở hữu công nghiệp: Nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ.

– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên: Nộp hồ sơ đến Cục bản quyền tác giả.

– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng: Nộp hồ sơ đến Cục trồng trọt.

Thứ ba, nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.

Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng ở đâu?

– Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… là Cục sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đến trụ sở chính của Cục tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng theo địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan là Cục bản quyền tác giả. Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đến Cục bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng theo địa chỉ Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Vì sao nên chọn dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ do Luật Hoàng Phi cung cấp?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là một thủ tục tương đối phức tạp do đó thay vì tự mình thực hiện thủ tục này nhiều tổ chức, cá nhân thường lựa chọn các đơn vị uy tín để thực hiện.

Công ty Luật Hoàng Phi được Cục sở hữu trí tuệ cấp mã số đại diện đăng ký sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn quốc. Với đội ngũ chuyên viên am hiểu kiến thức pháp luật và có kinh nghiệm thực tế chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc như:

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành để quý khách hàng lựa chọn được đối tượng và loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ phù hợp nhất;

– Tư vấn về hồ sơ, thủ tục cần thiết để đăng ký sở hữu trí tuệ;

– Soạn hồ sơ, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;

– Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ và nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.

Chi phí dịch vụ là một vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi mức phí chúng tôi đưa ra là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với công việc thực hiện.

Nếu có những băn khoăn cần được tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến Luật Hoàng Phi theo số 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi