Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 181 Lượt xem

Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang

Để tạo nên thương hiệu, các cá nhân, tổ chức phải có ý thức đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ mình sản xuất, kinh doanh, từ đó trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu và có các quyền

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang

Để tạo nên thương hiệu, các cá nhân, tổ chức phải có ý thức đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ mình sản xuất, kinh doanh, từ đó trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu và có các quyền như:

– Sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm, phương tiện cung cấp dịch vụ, biển hiệu, chiến dịch quảng cáo, các sản phẩm đi kèm,…

– Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền sở hữu nhãn hiệu cho chủ thể khác để thu lợi ích, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nhãn hiệu;

– Ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu trùng, gây nhầm lẫn, các dấu hiệu khác ảnh hưởng đến quyền đối với nhãn hiệu của mình;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về hành chính, hình sự, dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang

Thứ nhất: Về tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thứ hai: Về tài liệu khác (nếu có)

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký có cần thiết?

Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu rất cần thiết bởi qua tra cứu giúp ta:

– Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định đăng ký hay không?

– Đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối với những lý do hiển nhiên hay không. Ví dụ: Nhãn hiệu đăng ký gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, nhãn hiệu là tên địa danh;

– Đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không (ví dụ đã sử dụng nhãn hiệu nhưng không nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này có thể đang xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên khác đã được bảo hộ)

Hiện nay có 02 cách thức tra cứu nhãn hiệu phổ biến được nhiều doanh nghiệp/cá nhân/đại diện doanh nghiệp/cá nhân thực hiện đó là:

Cách 1: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu trên dữ liệu trực tuyến

Tra cứu sơ bộ là hình thức tra cứu trên dữ liệu điện tử online của Cục sở hữu trí tuệ. Hình thức tra cứu này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước phần bên dưới, khách hàng có thể kéo xuống dưới để tham khảo.

Ưu điểm của cách tra cứu này là miễn phí những nhược điểm là kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (độ chính xác khoảng 40-50%)

Cách 2: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Khi tiến hành theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả tra cứu và có thể đánh giá được trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để từ đó quyết định có đăng ký hay không.

Để được hỗ trợ tra cứu, Quý vị hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang ở đâu?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng. ịa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên.

Ở khu vực Bắc Giang, Quý vị có thể nộp hồ sơ về địa điểm 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ).

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang trọn gói từ A-Z

Luật Hoàng Phi là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ, trách nhiệm của Luật Hoàng Phi được thể hiện qua hợp đồng dịch vụ pháp lý với những điều khoản chi tiết, rõ ràng.

Đội ngũ thực hiện dịch vụ của chúng tôi là các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng, do đó, chất lượng dịch vụ được đảm bảo ở từng khâu và trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ.

Dịch vụ của chúng tôi trọn gói, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng. Chúng tôi hỗ trợ trọn gói dịch vụ với các nội dung:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

– Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Giang. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được tư vấn, hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi