Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thứ bẩy, 17/12/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2379 Lượt xem

Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn.

Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung được rất nhiều người hiện nay quan tâm. Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là đất không có đường đi?

Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn.

Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.

Hiện nay, Luật đất đai 2013 không có một quy định cụ thể nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản như trên.

Quy định về quyền lối đi qua của đất không có đường đi

Trước khi tìm hiểu về Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần nắm được quy định về quyền lối đi qua của đất không có đường đi.

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về lối đi qua như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo đó chủ sở hữu đất bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Pháp luật tôn trọng quyền của các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Trong đó, sự thỏa thuận về lới đi chung có vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định về quyền lợi của các bên khi thỏa thuận về việc mở lối đi là chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó thì phần bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.

Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 171 Luật Đất đai 2013 quyền về lối đi qua là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề do đó việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.

Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT), người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (biên bản thỏa thuận);

– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên sẽ tiến thành nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ;

– Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ: Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất – Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Cách giải quyết đối với đất không có đường đi?

Việc mở lối đi là quyền của người có mảnh đất bị bao bọc được quy định trong bộ luật dân sự, họ có quyền được yêu cầu mở lối đi cho mình. Theo đó đối với đất không có đường đi có thể tiến hành như sau:

– Trước tiên cần có sự thỏa thuận giữa các bên để mở lối đi, mức chi phí đền bù sẽ được thỏa thuận.

– Sau khi đã thỏa thuận về việc mở lối đi cần thực hiện việc đăng ký biến động về đất đai khi thay đổi, chấm dứt hay xác lập quyền sử dụng mảnh đất liền kề.

– Tại văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ và kiểm tra về cơ sở dữ liệu đất đai. Nếu có yêu cầu sẽ thể hiện trên giấy chứng nhận.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi