Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào?
  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 1551 Lượt xem

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào?

Đối với người nước ngoài thì giấy phép lao động được coi là cơ sở pháp lý đảm bảo điều kiện cho họ vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt không phải xin giấy phép.

Người nước ngoài muốn tham gia làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động từ cơ quan có thẩm quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định không cần xin giấy phép tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Nhiều trường hợp người lao động đã được cấp giấy phép, song lại vì một số lý do mà để mất giấy tờ này nhưng lại không biết cách thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào? Cũng chính vì lí do đó, nên Luật Hoàng Phi biên soạn nội dung bài viết dưới đây.

Giấy phép lao động là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì giấy phép lao động là văn bản do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp khi người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Giấy phép lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với người lao động nước ngoài khi muốn sang Việt Nam làm việc nên người được cấp giấy phép cần bảo quản và giữ gìn cẩn thận. Bởi chỉ khi có giấy phép thì người lao động mới được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Với các trường hợp người lao động nước ngoài vào làm việc thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép mà không thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động khi bị cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính, bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động;

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

– Chào bán dịch vụ;

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tình nguyện viên;

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động?

Theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động bao gồm các trường hợp sau:

– Giấy phép lao động còn thời hạn sử dụng mà bị mất, bị hỏng, rách nát hoặc thay đổi các thông tin, nội dung ghi trong giấy phép lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh…, trừ các trường hợp giấy phép lao động được cấp trong trường hợp sau:

1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động được quy định tại Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

5. Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào?

Tùy theo trường hợp cấp lại giấy phép lao động vì lý do gì mà hồ sơ sẽ có những yêu cầu khác nhau khi nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Song Trong nội dung bài viết này, chúng tôi chỉ hướng dẫn Khách hàng thực hiện thủ tục xin lại giấy phép lao động do bị mất để Khách hàng nắm rõ các bước khi thực hiện thủ tục này:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Bước 2: Người sử dụng lao động đã được cấp giấy phép trước đó phải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước đây.

Bước 3: Nhận kết quả

Hồ sơ của người xin cấp lại giấy phép lao động hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu của cơ quan thì không cấp lại giấy phép lao động, lúc này sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ cơ quan chức năng để khách hàng được biết.

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép lao động bị mất xong được cơ quan chức năng cấp lại thì bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trước đó trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã tham gia làm việc tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Thời gian cấp lại giấy phép lao động do bị mất

Tính từ thời điểm Sở lao động thương binh xã hội nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hi vọng sẽ là thông tin hữu ích cho những Khách hàng đang quan tâm tìm hiểu về thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất. Trường hợp Khách hàng cần tư vấn kỹ hơn xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 19006557 hoặc số 0981.378.999 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi