Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Thứ tư, 15/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1336 Lượt xem

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu

Theo quy định của Luật Thương mại, xuất nhập khẩu là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

Trước sự phát triển và vận động của xã hội, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Chính vì lý do này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ra đời, nhiều doanh nghiệp cũng muốn bổ sung ngành nghề này trong phạm vi kinh doanh của mình. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi này.

Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Theo quy định của Luật Thương mại, xuất nhập khẩu là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

Xuất nhập khẩu cũng là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác.

Chính vì tiềm năng phát triển này nhiều doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách bổ sung ngành nghề kinh doanh này vào danh sách những ngành nghề công ty hoạt động. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện như thế nào? Những phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến vấn đề này.

Ngành nghề xuất nhập khẩu là mã nào?

Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam được phân vào nhóm 8299.

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết:

– Xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

– Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành;

– Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

– Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa;

– Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu

Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề này cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đủ ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa dự định xuất nhập khẩu;

+ Công bố chất lượng hàng hóa đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định phải thực hiện trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa;

+ Thực hiện đúng các quy trình hải quan.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Cũng giống như việc bổ sung những ngành nghề kinh doanh khác, bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm cũng cần chuẩn bị những hồ sơ thiết yếu bao gồm:

– Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;

– Biên bản họp về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc quyết định của hội đồng thành viên, quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Giấy ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, hợp đồng dịch vụ với các tổ chức được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Tại bước này, Quý doanh nghiệp cũng cần tra cứu mã ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu để kê khai vào hồ sơ. Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm xuất nhập khẩu gồm:

– Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

+ Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

– Mã ngành 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết:

+ Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay

+ Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan

Tại mã ngành thứ nhất doanh nghiệp có thể đăng ký xuất nhập khẩu một hoặc một vài mặt hàng công ty kinh doanh mà không nhất thiết phải đăng ký xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

– Sau khi chuẩn bị đầy đủ các đầu mục hồ sơ như trên doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Hồ sơ sẽ được nộp vào phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

– Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ và tình trạng của hồ sơ, đồng thời thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ sao cho hợp lệ.

– Kết quả mà doanh nghiệp nhận được nếu hồ sơ được chấp thuận: Do theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay sẽ không thể hiện nội dung của ngành nghề đăng ký doanh nghiệp, do vậy khi làm thủ tục bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, so với việc bổ sung những ngành nghề kinh doanh khác, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cũng không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chú ý về việc mã ngành nghề kinh doanh để tránh những sai sót không đáng có.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thủ tục này, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi