Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ
  • Thứ tư, 15/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1132 Lượt xem

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ gồm: kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ không phải là một ngành nghề kinh doanh quá xa lạ. Với nhu cầu ngày càng nhiều, các cửa hàng cầm đồ thậm chí là những công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoặc tương tự cũng ngày một gia tăng về số lượng và cả chất lượng dịch vụ.

Chính vì lý do này, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Cầm đồ là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ, việc hiểu cầm đồ là gì là điều cần thiết.

Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về hoạt động cầm đồ, tuy nhiên tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện trong đó dịch vụ cầm đồ được quy định như sau: “ Kinh doanh dịch vụ cầm đồ gồm: kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê vào Phụ lục của Luật đầu tư. Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định phải đáp ứng các điều kiện:

– Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; và

– Điều kiện về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

– Điều kiện về phòng cháy, chữa cháy

Như vậy, có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Căn cứ Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh ngành nghề dịch vụ cầm đồ như sau:

Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề:

Bên cạnh các điều kiện quy định tại Điều 7, ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải chú ý điều kiện cụ thể sau:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề

Trách nhiệm chung đối với các ngành nghề được quy định tại Điều 25, đối với ngành nghề kinh doanh cầm đồ sẽ có những trách nhiệm khác như sau:

1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hiểu là việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Đây là việc doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ chưa được đăng ký trước đó vào nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất thủ tục, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ được thực hiện như thế nào? Phần tiếp theo bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này của Quý khách hàng.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Hiện nay, khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó trước, sau đó khi kinh doanh doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin các chứng chỉ, giấy phép cần thiết liên quan đến điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các đầu mục hồ sơ như sau:

– Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh

– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông hoặc Biên bản họp hội đồng thành viên đối với loại hình doanh nghiệp khác nhau

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Quyết định của hội đồng thành viên hay Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

– Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ).

– Ngoài ra còn cần bản sao Giấy tờ pháp lý của người nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong các đầu mục hồ sơ như trên, doanh nghiệp thực hiện các bước như sau để bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ vào phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mình:

Bước 1: Cá nhân tổ chức nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc.

Bước 03: Sau khi hồ sơ nộp qua mạng điện tự được chấp thuận, cá nhân tổ chức sẽ nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nhận trả kết quả qua đường bưu điện đối với một số khu vực được trả kết quả thông qua đường bưu điện.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất liên quan tới thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Trường hợp có vướng mắc về bước tra cứu ngành nghề liên quan tới dịch vụ này hay bất kỳ bước nào của thủ tục, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi