Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
  • Thứ hai, 05/06/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 4187 Lượt xem

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Hiện nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển, thị trường có nhiều bước đổi mới, để đảm bảo đầu tư bền vững, hài hòa giữa các bên, nhà nước đã đưa ra những quy định và điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì, làm sao để kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Đó là một trong số các câu hỏi mà khách hàng vẫn đang thắc mắc. Chính vì vậy, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Có thể hiểu rằng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà pháp luật quy định phải đáp ứng điều kiện khi kinh doanh. Điều kiện đáp ứng trong ngành nghề là vì lý do an ninh, quốc phòng, đạo đức xã hội, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Điều kiện để được hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện là:

– Giấy phép kinh doanh

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

– Chứng chỉ hành nghề

– Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

– Xác nhận vốn pháp định

– Một số hình thức văn bản theo quy định pháp luật

– Các yêu cầu, điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng để thực hiện đầu tư kinh doanh ( không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kì hình thức văn bản nào).

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có giấy phép kinh doanh mới được đi vào hoạt động?

Ngoài phân tích rõ khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì, Luật Hoàng Phi xin phân tích rõ hơn về ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh mới đi vào hoạt động.

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép doanh nghiệp được tiến hành các hoạt động kinh doanh ( khi doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện quy định).

Có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp mới được hoạt động hợp pháp. Theo quy định của Luật đầu tư, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép khi hoạt động lĩnh vực “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Đối với một số những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định thì giấy phép kinh doanh được sử dụng hạn chế dưới một hình thức.

Đối tượng được cơ quan Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giấy phép kinh doanh sẽ đảm bảo về mặt pháp lý, điều kiện hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh

Như vậy, để ngành nghề kinh doanh có điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành, hoàn tất các thủ tục, điều kiện mà pháp luật quy định để được đăng cấp giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Hiểu được ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì rồi, Quý vị cần lưu ý đến các đặc điệm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các đặc điểm chủ yếu như sau:

1/ Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan có thẩm quyền, hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định ban hành.

Theo pháp luật hiện hành, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 và ban hành kèm theo Phụ lục 4 trong Luật Đầu tư năm 2014, nhưng hiện nay một số ngành nghề trong điều 7 đã được sửa đổi chuyển thành ngành nghề cấm kinh doanh thuộc Điều 6 theo quy định tài Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2016.

Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh.

Cụ thể:

– Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Nghị định 66/2017/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 78/2018/NĐ-CP.

– Trong lĩnh vực tư pháp gồm 7 ngành nghề  kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản như Luật luật sư năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2012; Luật giám định tư pháp năm 2012; Luật trong tài thương mại 2010; Luật phá sản 2014; Luật công chứng năm 2014; Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định 85/2013/NĐ-CP; Nghị định 62/2016/NĐ-CP;…

– Trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội bao gồm 9 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ- CP; Nghị định 49/2018/NĐ-CP; Nghị định 52/2014/NĐ-CP.

2/ Muốn tham gia hoạt động các ngành nghề này thì chủ thể tham gia phải đáp ứng các điều kiện một số điều kiện như sau:

– Có giấy phép kinh doanh

– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

– Chứng chỉ hành nghề

– Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

– Giấy tờ xác nhận

– Một số hình thức văn bản khác mà tổ chức, cá nhân khi tham gia ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Các điều kiện khác mà chủ thể phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh mà không thể hiện dưới hình thức văn bản.

3/ Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất định. Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 15 lĩnh vực bao gồm danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể:

– Lĩnh vực an ninh quốc phòng;

– Lĩnh vực tài chính;

– Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội;

– Lĩnh vực xây dựng;

– Lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

– Lĩnh vực Y tế;

– Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch;

– Lĩnh vực ngân hàng;

– Lĩnh vực tư pháp;

– Lĩnh vực công thương;

– Lĩnh vực giao thông vận tải;

– Lĩnh vực thông tin và truyền thông;

– Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

– Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

– Lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều cách thức để tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau đây Luật Hoàng Phi xin giới thiệu đến quý khách hàng các cách thức sau đây:

1/ Tra cứu trên văn bản pháp luật

Luật Đầu tư 2014 quy định tại Phụ lục 04 có 268 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, từ ngày 01/01/2017 thì Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư có hiệu lực, có một số ngành nghề được liệt kê vào nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Chính vì vậy, hiện nay để tra cứu danh mục này tại phụ lục 4 về ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ tra cứu trong số 243 ngành, nghề. Ngoài ra, trong các văn bản chuyên ngành cũng có quy định cụ thể cần lưu ý.

2/ Tra cứu thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thay vì, mất thời gian tìm kiếm và đọc các văn bản, quý khách hàng có thể lựa chọn tra cứu thông qua công nghệ điện tử, điều này cho phép chúng ta thực hiện kiểm tra một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn có thể tìm được những thông tin mong muốn.

Vậy để tra cứu bằng phương thức này, quý khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào đường link sau:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx

3/ Tra cứu tại các tổ chức cung cấp dịch vụ như Luật Hoàng Phi

Thực tế, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khá đa dạng, thậm chí là phức tạp đòi hỏi nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Thay vì tự mình tra cứu, Quý vị có thể ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ để được tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hiệu quả.

Ví dụ về điều kiện đối với 1 ngành nghề kinh doanh nhất định

Ví dụ về điều kiện đối với 1 ngành nghề kinh doanh nhất định : doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bất động sản, điều kiện đối với kinh doanh bất động sản phải có ít nhất vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Đây là vốn pháp định do pháp luật quy định đối với những ngành, nghề lĩnh vực có trách nhiệm tài sản cao.

Điều kiện về vốn điều lệ đối với ngành nghề bất động sản sẽ đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm của doanh nghiệp về tài sản và tránh một số rủi ro trong kinh doanh và cho cả khách hàng và thị trường bất động sản.

Làm sao để có thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện?

Pháp luật Việt Nam cho phép tổ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh quốc gia, sức khỏe, trật tự xã hội…mà pháp luật sẽ quy định một số điều kiện, yêu cầu phải đáp ứng.

Để có thế kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng :

Thứ nhất: Điều kiện về giấy phép kinh doanh

Đây là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có tính chất thông hành để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp. Theo quy định của Luật đầu tư , doanh nghiếp bắt buộc phải có giấy tờ này.

Thứ hai: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Các điều kiện về cơ sở vật chất hoặc con người sẽ liên quan đến giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã đáp ứng được những điều kiện đó thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Thứ ba: Điều kiện về vốn pháp định

Đây là vốn do pháp luật quy định (đối với những ngành nghề có trách nhiệm tài sản cao) nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Thứ tư: Chứng chỉ hành nghề

Đây là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân đủ điều kiện về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong một ngành nghề

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải có cá nhân hoạt động trong ngành nghề đó có chứng chỉ hành nghề

Thứ năm: Điều kiện về văn bản xác nhận

Văn bản xác nhận về vốn mà doanh nghiệp phải có khi kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ( yêu cầu về vốn).

Thứ sáu: Một số điều kiện khác mà doanh nghiệp phải đáp ứng thực hiện trong hoạt động đầu tư kinh doanh (không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kì hình thức văn bản nào).

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc và tư vấn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì, làm sao để kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà Luật Hoàng Phi muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ tư vấn thêm  liên hệ chúng tôi qua số hotline 0981.378.999 hoặc email : lienhe@luathoangphi.vn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi