Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Bộ luật hình sự
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4865 Lượt xem

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Bộ luật hình sự

Hủy hoại nguồn lợi thủy sản được hiểu là hành vi (một trong các hành vi) sau đây: Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm…

Khái niệm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Bộ luật hình sự 

Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

“1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm, khu vực cấm có thời hạn theo quy định của pháp luật;

c) Khai thác các loài thủy sản bị cấm khai thác theo quy định của pháp luật;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 61%;

e) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:

a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tư vấn tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Khái niệm

Hủy hoại nguồn lợi thủy sản được hiểu là hành vi (một trong các hành vi) sau đây:

– Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

– Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.

– Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ.

– Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

– Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thứ hai: Các yếu tố cấu thành tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

–  Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

+ Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.

+ Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo  quy định của Chính phủ).

+ Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).

+ Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

–  Về hậu quả. Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là:

+ Thiệt hại về tính mang: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).

+ Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).

+ Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản, làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).

+ Gây ô nhiễm môi trường.

Chú ý: Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (nêu ở trên) mà còn vi phạm.

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, người ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ ba: Về hình phạt

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là tiền từ năm mươi triệu đồng đến ba trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

–  Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến một tỷ đồng. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Gây hậu quả rất nghiêm trọng có thể là:

+ Thiệt hại về tính mạng: Làm chết từ hai người đến năm người;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe từ hai người đến dưới hai mươi người mà tỷ lệ thương thật từ 122% đến dưới 200%.

+ Thiệt hại về tài sản: Gây thiệt hại từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

+ Gây suy thoái môi trường: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể là:

+ Làm chết từ năm người trở lên.

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe từ năm người trở lên mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe từ hai mươi người trở lên mà tỷ lệ thương thật từ 31% đến dưới 61%.

+ Về tài sản: Gây thiệt hại từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây sự cố môi trường.

–  Hình phạt bổ sung (khoản 3).

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.

+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi